fbpx

Thiếu Canxi Gây Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

01/06/2022

Loãng xương là căn bệnh phổ biến và đặc biệt nguy hiểm bởi nó chỉ bộc lộ triệu chứng khi đã biến chứng. Bệnh loãng xương gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Tin tốt là chỉ bằng thói quen đơn giản là uống sữa, vốn giàu canxi & vitamin D – bộ đôi thần kỳ phòng bệnh loãng xương, bạn đã có thể phòng bệnh loãng xương hiệu quả.

1. Tìm hiểu về bệnh loãng xương

1.1 Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương (osteoporosis) xảy ra khi xương của chúng ta trở nên yếu đi và có nhiều khả năng bị gãy hơn.

Trong hoạt động mỗi ngày của cơ thể, các tế bào xương cũ của chúng ta bị hủy đi để các tế bào xương mới sinh ra và phát triển vào đúng vị trí cũ nhằm thế chỗ. Khi chúng ta già đi hoặc không có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh yêu cầu, lượng tế bào xương mới sinh ra sẽ ít đi và không đủ thế chỗ cho lượng tế bào đã mất đi. Đó là khi cơ thể dễ mắc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương gây gãy xương, suy biến các cơ xương, gây đau nhức kéo dài, trường hợp tệ nhất là tử vong, và nhiều bất tiện trong cuộc sống.

1.2 Thực trạng tại Việt Nam

Điều đáng báo động là bệnh loãng xương nói riêng và xương khớp nói chung có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi giai đoạn từ năm 2011-2020 là “Thập niên xương khớp” bởi tỉ lệ phổ biến và trẻ hóa của các bệnh lý liên quan xương khớp.

Việt Nam là quốc gia không năm ngoài xu hướng trên. Theo ước tính y tế, Việt Nam nằm trong các nước có tỉ lệ mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh xương khớp tăng thêm khoảng 20%, với đối tượng trên 35 tuổi mắc bệnh chiếm 30%. Trong đó, cứ 10 người thì có 3 người bị bệnh loãng xương. (1)

1.3 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương đến từ 2 nhóm chính:

Các nguyên nhân không thay đổi được:

  • Tuổi thọ: tỉ lệ mắc các bệnh xương khớp và đặc biệt là loãng xương tỉ lệ thuận với tuổi thọ. Đây là lý do loãng xương được xem là “bệnh tuổi già”.
  • Giới tính và hormone: nữ giới có khả năng mắc loãng xương cao hơn nam giới do xương nhỏ hơn và quá trình mất đi các tế bào xương diễn ra nhanh hơn sau do thay đổi hormone sau thời kỳ mãn kinh.
  • Dân tộc: nghiên cứu thực nghiệm cho thấy phụ nữ da trắng và gốc Á có khả năng mắc chứng loãng xương cao nhất so với các nhóm khác (gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay châu Mỹ gốc Phi cũng cao nhưng ít hơn).
  • Di truyền bẩm sinh: một số người khi sinh ra đã mang sẵn các dị dạng về xương, sụn khớp, hoặc mang các gen đặc thù – khiến làm tăng khả năng mắc loãng xương ở họ. Nếu các thành viên ruột thị trong gia đình mắc loãng xương thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải.

Các nguyên nhân thay đổi được:

  • Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn có đầy đủ canxi là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cơ thể không mắc loãng xương. Vitamin D là dinh dưỡng quan trọng không kém bởi nó hỗ trợ cơ thể tiêu thụ canxi tái tạo xương.
  • Trọng lượng cơ thể: cơ thể quá gầy khiến gia tăng nguy cơ mắc loãng xương.
  • Hoạt động thể chất: không vận động, thể thao thường xuyên khiến xương ít được hoạt động từ đó làm chúng không được cứng cáp và tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia,… đặc biệt khi tiêu dùng nhiều và thường xuyên gây thiếu hụt các dinh dưỡng quan trọng như canxi, vitamin D,… hoặc làm rối loạn hormone (ví dụ: làm xuất hiện sớm thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ) – từ đó gia tăng nguy cơ loãng xương.

2. Thiếu canxi gây bệnh loãng xương

Hàng ngày, các tế bào xương cũ của chúng ta bị hủy đi và các tế bào xương mới sinh ra, phát triển vào đúng vị trí cũ nhằm thế chỗ.

Khi tuổi thọ càng tăng, lượng tế bào xương mới sinh ra ngày càng ít đi và không đủ thế chỗ cho tế bào mất đi.

Lượng canxi mới tái tạo để bổ sung cho xương khớp bị thiếu hụt nếu cân nhắc thực trạng người Việt thiếu khoảng 50% lượng canxi tiêu chuẩn trong bữa ăn hàng ngày và tiêu thụ lượng lớn chất kích thích (rượu bia, thuốc lá). (2)

Canxi còn là có vai trò duy trì sự sống trong toàn bộ cơ thể. Khi bạn không nạp đủ canxi, cơ thể sẽ trích xuất canxi từ xương để bù đắp cho hoạt động của cơ thể. Trong bài tiết hàng ngày, cơ thể cũng xả ra ngoài một lượng canxi nhất định. (3)

Như vậy, bổ sung canxi trong chế độ ăn hàng ngày là việc không thể lơ là để tránh bị thiếu canxi gây bệnh loãng xương.

Thiếu canxi – thực trạng phổ biến tại Việt Nam, là nguyên nhân nền tảng quyết định cơ thể có mắc loãng xương hay không. Bổ sung canxi mỗi ngày không những quan trọng mà còn là hành động đơn giản mà hiệu quả để phòng bệnh loãng xương.

3. Phòng ngừa loãng xương mỗi ngày

3.1 Chế độ dinh dưỡng

Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng hàng ngày là chìa khóa để chăm sóc xương. Trong đó, bạn cần đặc biệt lưu ý đảm bảo ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D.

Các thực phẩm giàu canxi: các sản phẩm sữa (sữa, phô mai, bơ, sữa chua,…), các loại đậu, các loại rau lá xanh, cá mòi/cá hồi ăn được xương,…

Xem thêm: ****Chọn Thời Điểm Uống Sữa Tốt Nhất Tùy Mục Đích

Lượng canxi & vitamin D khuyến nghị hàng ngày (nguồn: Ban Thực Phẩm và Dinh Dưỡng, Viện Y Học, Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia, 2010)

Các thực phẩm dồi dào vitamin D có thể kể đến: lòng đỏ trứng, cá nước mặn, gan động vật và sữa có vitamin D.

Ngoài ra, các loại thực phẩm thông thường (ngũ cốc, nước cam,…) có tăng cường canxi & vitamin D cũng được khuyến nghị.

3.2 Sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, lối sống lành mạnh cũng là yếu tố không thể thiếu để bảo vệ xương.

Để xương khỏe, bạn được chỉ định không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá.

Cũng như cơ bắp, xương cần sự rèn luyện mỗi ngày để trở nên cứng cáp. Vận động thể chất mỗi ngày (ít nhất 30 phút) là phương cách tuyệt vời để đảm bảo sức khỏe xương.

3.3 Tư vấn bác sĩ

Chủ động thăm khám ngay khi cảm thấy xương khớp có dấu hiệu suy giảm ví dụ như đau mệt thất thường, bạn được khuyến nghị gặp bác sĩ và kiểm tra mật độ xương.

Chủ động thăm khám sớm để được khuyến nghị đơn thuốc và lộ trình điều trị hợp lý là rất tốt để giảm thiểu bệnh loãng xương trở nặng về sau.

Tham khảo:

scroll top