fbpx

Organic & Các Xu Hướng Hiện Nay

08/11/2021

Tiêu dùng organic được lựa chọn rộng rãi những năm gần đây, vì lợi ích sức khỏe to lớn của lối tiêu dùng thực phẩm “tự nhiên” này. Hiện nay, sự phát triển của thực phẩm organic còn mang đến nhiều xu hướng phát triển khác, đặc biệt với tình hình dịch Covid-19 diễn ra và kéo dài toàn cầu. Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Natural Food Group nhé!

 

1. Nhu cầu tăng tại các thị trường lớn

Covid-19 kích thích nhu cầu thị trường organic và thực phẩm thuần tự nhiên mạnh mẽ vào năm 2020, tạo nên tăng trưởng 9.5% toàn cầu với giá trị khoảng 252 tỉ Đô. Lý do khả dĩ đằng sau là sự phổ biến của xu hướng sống khỏe và thói quen tự nấu ăn và tiêu dùng tại nhà do ảnh hưởng của Covid-19. Thị trường organic toàn cầu được dự đoán tăng đến 300 tỉ Đô nếu các điều kiện giữ nguyên như hiện tại.

Tương tự như vào 2018, các thị trường organic trên thế giới vẫn giữ nguyên và tiếp tục xu hướng gia tăng với Mỹ (40.6 tỉ Euro), Đức (10.9 tỉ Euro), và Pháp (9.1 tỉ Euro). Đáng chú ý, xu hướng gia tăng bình quân về mức độ ưa dùng thực phẩm organic vẫn diễn ra mạnh mẽ ở Tây Âu, với 43% người được khảo sát trong một điều tra của Global Data (2019), trả lời rằng họ tin thực phẩm organic đảm bảo yếu tố tự nhiên và tốt cho sức khỏe.

Một xu hướng nổi bật khác là sự gia tăng nhanh chóng của thị trường Trung Quốc (hiện đạt 8.1 tỉ Euro), bởi xu hướng sống khỏe và lo ngại từ các vấn đề an toàn thực phẩm.

 

Tăng trưởng tiếp tục – mức tăng cao nhất tại thị trường Mỹ và châu Âu, Trung Quốc đang theo sau (2017-2018)

 

2. Đối tượng tiêu dùng trẻ hóa

Một sự thật ngầm hiểu của ngành organic đó là, người tiêu dùng organic thường có một lối sống năng động. Họ là tệp khách hàng ở lứa tuổi trẻ tương đối, và đối với họ, khái niệm “organic” còn ám chỉ một lối sống khỏe mạnh và thanh sạch. Tâm lý tiêu dùng này được thúc đẩy bởi xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và ăn uống, đồng thời từ ảnh hưởng của mạng xã hội với xu hướng gia tăng nội dung về ăn sạch – sống khỏe (đa phần từ các blogger trên các mạng xã hội, ví dụ như Instagram).

Hiện nay chỉ khoảng 25% thế hệ Millennial đang làm cha mẹ, tuy nhiên con số này sẽ tăng đến 80% trong 10-15 năm tới. Trong giai đoạn 10 năm nữa, một sự gia tăng đột xuất về lượng người theo xu hướng tiêu dùng organic sẽ tăng mạnh, họ chính là các bậc cha mẹ thế hệ Millennial hôm nay ủng hộ việc ăn sạch – sống khỏe, và cả con cái của họ ở tương lai.

Theo Mintel (2019), thế hệ Millennial (tuổi 25-34) và Gen Z (tuổi 16-24) tại Pháp, Đức Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan mong muốn chỉ tiêu dùng thực phẩm nguồn gốc hữu cơ và sẵn sàng trả cao hơn để tiêu dùng organic.

 

3. Kênh phân phối đa dạng hóa

Trong quá khứ, các thị trường quốc gia phát triển của sản phẩm organic thường sử dụng chủ yếu hệ thống siêu thị tổng hợp để phân phối sản phẩm hữu cơ (Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Anh). Pháp và Ý là hai ví dụ cho trường hợp ngược lại, với kênh phân phối chuyên về thực phẩm organic chiếm ưu thế. Đặc biệt hơn, tại Pháp còn chứng kiến sự tăng trưởng đều trong cả 3 loại kênh phân phối khác nhau.

Tại Đức, siêu thị tổng hợp hiện chiếm ưu thế, với cửa hàng chuyên về organic hiện đang chứng kiến sự cạnh tranh dữ dội. Trong 2014, 33% thực phẩm organic được phân phối tại cửa hàng chuyên thực phẩm hữu cơ, tới năm 2018, con số này chỉ còn 27%. Trong khi đó, siêu thị tổng hợp hiện đã chiếm hơn 60% thị phần phân phối sản phẩm hữu cơ.

Phân bổ kênh bán hàng sản phẩm organic tại các thị trường lớn châu Âu (2018)

 

Một xu hướng quan trọng khác là sự lên ngôi của thương mại điện tử sau khi Covid-19 xuất hiện, đưa giá trị gia tăng ngành này vượt 50% trong năm 2019. Phân phối thực phẩm organic cũng không phải một ngoại lệ trước xu hướng này.

Tham khảo: 

scroll top