fbpx

Nông Nghiệp New Zealand – Nền Công Nghiệp Tỷ Đô

10/12/2021

Dù chỉ có diện tích và dân số tương đối khiêm tốn, New Zealand là một quốc gia phát triển vượt trội về mặt nông nghiệp với một nền nông nghiệp trị giá hàng tỷ đô, đặc biệt từ nguồn sản phẩm xuất khẩu – khiến đất nước này được mệnh danh là cường quốc xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới.

 

1. Nền nông nghiệp dẫn đầu

Nông nghiệp là lĩnh vực có tỉ trọng lớn nhất trong nền thương mại New Zealand, được định giá 46.4 tỉ Đô New Zealand trong 12 tháng đến tháng 6/2019, lượng giá trị này tương đường 79.6% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu toàn bộ đất nước.

Trong 12 tháng đến tháng 9/2020, nền nông nghiệp đã trực tiếp tạo ra 12.653 tỉ Đô New Zealand (khoảng 5.1%) giá trị GDP toàn bộ nền kinh tế New Zealand, tạo ra việc làm cho 143.000 người tương đường 5.9% lực lượng lao động đất nước này.

New Zealand được đánh giá là quốc gia phát triển duy nhất có thể hội nhập quốc tế toàn phần nền nông nghiệp mà không cần sử dụng trợ cấp kinh tế cũng như các biện pháp giảm thuế hay trợ giá từ chính phủ. Các biện pháp hỗ trợ nền nông nghiệp từ chính phủ đã được hủy bỏ hoàn toàn từ thập niên 1980s sau đợt cải cách chính sách từ chính phủ.

Khả năng duy trì sự cạnh tranh đồng thời với sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều quốc gia xuất khẩu nông nghiệp khác mà không cần hỗ trợ từ chính phủ là minh chứng mạnh mẽ cho năng suất cao và tính hiệu quả trong nền nông nghiệp New Zealand.

New Zealand hiện là thành viên của Hiệp hội Cairns – cộng đồng các quốc gia đề xuất thương mại tự do đối với các mặt hàng nông nghiệp.

2. Yếu tố thành công

2.1 Các chính sách từ chính phủ

Sau nhiều thập niên với các đợt cải cách chính sách khác nhau đã kích thích thành công sự ứng dụng và tích hợp công nghệ vào sản xuất, giúp cải thiện đáng kể năng suất của nền nông nghiệp New Zealand.

Ngoài ra, vào thập niên 1980s, chính sách hỗ trợ từ chính phủ đã góp phần tạo ra 40% thu nhập của nông dân tại New Zealand. Đây là một trong những giải pháp từ chính phủ nhằm ứng phó với thực trạng hỗ trợ nông nghiệp gia tăng đáng kể tại các nền nông nghiệp đối thủ như của Anh (sau khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu).

Trong thời kỳ Rogernomics vào năm 1984, cơ quan quản lý lao động tại New Zealand đã ban hành chính sách chấm dứt mọi hỗ trợ chính phủ cho nông nghiệp và vào năm 1990, khiến nền nông nghiệp trở thành lĩnh vực được quản lý cởi mở nhất nền kinh tế New Zealand.

Biện pháp mang tính quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế New Zealand chính là định hướng cải thiện năng suất trong vận hành, chăn nuôi nhằm duy trì tính cạnh tranh. Định hướng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các nền nông nghiệp tại châu Âu và Mỹ chứng kiến sự gia tăng trong sử dụng hỗ trợ từ chính phủ.

 

2.2 Các hoạt động tích cực của người nông dân

Cộng đồng sản xuất nông nghiệp tại New Zealand luôn duy trì hoạt động tích cực trong nhiều hội nhóm khác nhau nhằm tạo ra và duy trì các cơ hội hợp tác và trao đổi thông tin nhằm cùng phát triển. Các hội nhóm này còn có vai trò quan trọng trong việc phản ánh kịp thời các thông tin cần thiết đến chính phủ.

Một trong những đơn vị tiêu biểu liên quan đến nông nghiệp tại New Zealand là (Bộ Công nghiệp Sơ cấp The Ministry for Primary Industries – MPI), cơ quan vận hành bởi chính phủ có vai trò kết nối người nông dân với chính quyền.

Cộng đồng nổi tiếng khác đại diện cho tiếng nói của người nông dân tại New Zealand là cộng đồng Federated Farmers, một hội nhóm vận động lớn và có tiếng nói tại đất nước này. Hội nhóm tuyển thành viên theo tinh thần tự nguyện, hiện có khoảng 26.000 thành viên.

Thành lập từ 1941, cộng đồng The Soil & Health Association of New Zealand vẫn hoạt động hiệu quả đến ngày hôm nay để phát triển tiềm năng về thực phẩm và chăn nuôi hữu cơ.

Ra đời từ năm 1927, The New Zealand Young Farmers là một tổ chức toàn quốc hoạt động với các chi nhánh con toàn quốc nhằm kết nối các nhà sản xuất nông nghiệp trẻ.

3. Tiềm năng phát triển tương lai

Với sự canh tranh gay gắt được dự đoán trong chuỗi cung ứng thực phẩm trong tương lai (đặc biệt với sự trỗi dậy trong lĩnh vực này của Trung Quốc và Ấn Độ), nền nông nghiệp tại New Zealand cần duy trì tính cạnh tranh bằng các cách mở rộng sản xuất bằng cách mở rộng nguồn cung thực phẩm hoạt nguồn cung các sản phẩm đã qua chế biến có giá trị cao, dựa trên sự gia tăng về năng suất và tính hiệu quả.

Theo AgResearch Ltd – cơ quan khảo sát thị trường uy tín tại New Zealand, sự mở rộng toàn diện áp dụng công nghệ hiện đại có thể làm gia tăng gấp đôi sản lượng đầu ra của nông nghiệp New Zealand vào năm 2020. Đồng thời, khi nhà kính và các hiệu ứng tiêu cực lên môi trường do chăn nuôi gây sẽ được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể.

 

Tham khảo:

scroll top