fbpx

Những phương pháp để dạy cho con đọc và những lớp học trao dồi khả năng đọc viết ở Singapore

09/05/2019

Đọc và chia sẻ các câu chuyện với trẻ giúp trẻ trao dồi khả năng ngôn ngữ, đọc viết và phát triển trí não. Trẻ sẽ trở nên quen thuộc với âm thanh và những từ ngữ mỗi khi bố mẹ kể chuyện, từ đó phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Đọc sách giúp trẻ hiệu được sự khác nhau giữa “thực tế” và “làm cho đáng tin” và từ đó giúp bố mẹ và con xây dựng một mối quan hệ bền vũng. Nhưng đọc không phải là phương pháp duy nhất để xây dựng nền tảng cho khả năng đọc ở trẻ. Trẻ chỉ cần nhìn bố mẹ nhìn vào sách thôi cũng đã thấy thú vị và ý nghĩa rồi. Trẻ thích nhìn bố mẹ lật từng trang từng trang sách và cũng sẽ vui khi bố mẹ có niềm vui từ việc đọc sách và chúng yêu thích điều đó rất nhiều. Hát thật nhiều bài hát và nói những giai điệu khác nhau cũng là những cách tuyệt vời để tăng cường kỹ năng đọc viết sớm ở trẻ. Bố mẹ càng tạo ra nhiều niềm vui, thì trẻ càng học nhanh hơn. Nói chuyện cũng giúp tăng cường khả năng nói và đọc viết sớm ở trẻ nữa đấy, như là nói về một ngày làm việc của bố mẹ này. Tin được không, ngay cả thức ăn cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo nền tảng đọc viết ở trẻ đấy!!

Tóm lại thì những hoạt động ngôn ngữ, có thể là thông qua viết, tranh, bài hát, giai điệu hay là kể chuyện, cũng có thể khiến trẻ xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khả năng văn học – một trong những cách thể hiện thú vị nhất của nhân loại

 

Những phương pháp để xây dựng nền tảng đọc hiểu

Đọc sách cùng con và rủ con cùng nhìn, chỉ, chạm, hỏi và trả lời những câu hỏi của bố mẹ. Như thế sẽ tạo niềm vui, sự phấn khích và sự gần gũi hơn với con, bộ ba những điều trẻ yêu thích. Con sẽ bắt đầu đọc sách với nhiều niềm vui và nghiên cứu cho rằng khả năng học chữ là thiết yếu cho sự thành công của con trong nhà trường nói riêng và cuộc sống nói chung

Để khám phá một số sách ảnh hay nhất để đọc cùng con, bạn hãy xem 10 Cuốn Sách Bé Sẽ Thích. Những cuốn sách này sẽ đảm bảo sẽ khiến bé thích thú với việc đọc, đặc biệt là khi bạn đọc chuyện với con với tông giọng khác nhau, đặt nhiều cảm xúc và tạo hiệu ứng âm thanh hay gương mặt ngộ nghĩnh để tạo thích thú với câu chuyện hơn

Trò chuyện khi đọc sách

Bố mẹ có thể nghĩ rằng việc đặt câu hỏi sẽ làm gián đoạn nhịp điệu của câu chuyện, nhưng việc đặt câu hỏi và suy nghĩ về câu chuyện cũng như hình ảnh là một phần quan trọng để giúp con hiểu và xử lý các từ ngữ. Hãy bắt đầu bằng việc cho con nhìn vào bìa sách và hỏi con diễn tả xem câu chuyện trong cuốn sách sẽ như thế nào. Trong suốt quá trình, hãy hỏi con những câu hỏi như “con nghĩ xem họ đang cảm thấy như thế nào?” hoặc “con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo”, hãy đặt câu hỏi dựa theo những  từ chính, nguyên nhân và kết quả, hay là theo dòng sự kiện diễn ra trong câu chuyện. Khi đọc hết câu chuyện, bố mẹ có thể hỏi con về phần con thích nhất và con thấy phần nào thú vị và hài hước trong câu chuyện

Trò chơi gieo vần

Vần điệu có thể được tìm thấy trong thơ, bài hát, sách thiếu nhi hay trong games. Từng được sử dụng để dạy cho trẻ về những âm vần hay giai điệu nghe giống nhau, gieo vần chính là phương pháp hữu dụng để tăng cường khả năng nhận thức âm vị học. Biểu đồ gia đình từ là công cụ hữu ích, cũng như các trò chơi ghép thẻ có thể khuyến khích trẻ tìm những từ có vần điệu giống nhau. Bố mẹ cũng có thể thử kết hợp vần điệu vào trong những hoạt động hằng ngày của mình bằng cách tạo ra những giai điệu bằng tông giọng vui vẻ.

Thời gian kể chuyện

Thư viện trên khắp Singapore có đầy đủ sách để cho trẻ tìm hiểu về những sự thật và những câu chuyện thú vị. Trẻ có thể tìm hiểu về bất cứ điều gì, từ thông tin về rồng và robot cho tới mèo con và cá voi, bí ẩn, hài hước và cả những chuyện phiêu lưu. Thời gian kể chuyện ở thư việc là một cách tuyệt vời để cho trẻ quen với việc kể chuyện theo nhóm, và Super Storvtastic là một chương trình kể chuyện cho trẻ từ 7-10 tuổi và cho giai đoạn từ 4-8 tuổi. Chuyện có thể kể bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Mã và Tamil và thường diễn ra xuyên suốt cả tuần.

Từ ngữ hiển thị

Trẻ càng nhìn nhiều từ ngữ, chúng sẽ cảm thấy được khuyến khích đọc hơn. Thử dán một số vật trong nhà như là trên ghế, cửa sổ, cửa chính hay là dán nhãn những đồ vật với màu đỏ, xanh, vàng và những màu khác nữa. Sauk hi trẻ có thời gian để tương tác với từ ngữ cùng với đồ với chúng nhìn thấy, thì hãy bắt đầu di chuyển nhãn dán. Như thế thì con có thể tạo ra trò chơi bằng việc đặt nhãn đúng với tên đồ vật

Thực hành từ những từ được nhìn với tần số cao

Có một số từ khó để giải mã theo ngữ âm khi mà chúng không tuân theo quy tắc chuẩn. Những từ này gọi là “những từ được nhìn với tần số cao” và con bạn trẻ cần phải ghi nhớ chúng thay vì phải tập phát âm chúng ra. Hãy cho con nhìn những từ đó thường xuyên, gắn chúng lên tủ lạnh, hay là biến chúng thành trò chơi để tìm ra những từ được nhìn với tần số cao

Ăn tốt

Một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh không chỉ tốt cho cơ thể của con, mà còn cho trí não của trẻ nữa. Một số loại thực phẩm có thể cải thiện chức năng trí não, trí nhớ và tập trung và não bộ con càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng thì càng tăng cường khả năng trí não. Hãy thử kết hợp các loại thực phẩm như cá hồi, trứng, bơ đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng, yến mạch, đậu, sữa và yaour, và đương nhiên là hãy bổ sung thực phẩm hữu cơ và những rau củ nhiều nhất có thể. Thay vì để khoai và bánh phồng vào trong khẩu phần ăn trưa của con, thì bố mẹ có thể cân nhắc cho con no bụng với khoai lang nướng hay là snacks rau củ

Đi thư viện

Để con chọn những cuốn sách mà con thích là điều vô cùng quan trọng. Như thế sẽ khiến cho con có cảm giác sở hữu và khiến con tập trung chú ý đến từ ngữ hơn. Hãy tham gia thư viện gần nhà với mức độ thường xuyên. Nhưng bố mẹ không được áp đặt quyết định của con nhỏ, thay vào đó, bố mẹ có thể sử dụng thời gian để chọn cho mình một cuốn sách hay để đọc. Bố mẹ có thể không hài lòng với sự lựa chọn của con, nhưng miễn sao nó phù hợp với khả năng đọc hiểu của con, thì cứ để cho con đọc bất kì cuốn sách nào con chọn

Khen ngợi con nhiều hơn

Hãy thể hiện niềm vui khi thấy con đọc là sự khích lệ to lớn cho người bắt đầu quá trình đọc hiểu. Khen ngợi con nhiều hơn, thường xuyên khen thưởng và luôn xem việc đọc là một dấu hiệu tích cực. Hãy nói chuyện cởi mở với con về việc bạn thích đọc sách và có thể chìm đắm trong câu chuyện như thế nào. Đặt câu hỏi về sách của con và thể hiện sự quan tâm bất cứ lúc nào có thể. Hãy biến đọc sách thành khoảnh khác tự hào

Kiểm soát các công nghệ

Công nghệ có thể là sự phân tâm lớn nhất đối với trẻ, hãy đảm bảo rằng bố mẹ hạn chế sử dụng nhất có thể. Cân nhất đặt 10 phút để đọc sách trước khi cho con xem chương trình TV yêu thích hoặc tạo quy củ như là 15 phút đọc sách sẽ được đổi lấy 20 phút chơi games cho con. Nếu như trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung đọc sách và iPad là sự lựa chọn duy nhất, thì hãy truy cập những website về giáo dục và chơi những trò chơi liên quan đọc hiểu bằng iPad

Đăng ký lớp hỗ trợ khả năng đọc hiểu

Những lớp học hỗ trợ khả năng đọc hiểu, như là những khoá ở Julia Gabriel Centres, giúp cho trẻ giao tiếp tự tin hơn. Những hoạt động phù hợp với lứa tuổi khuyến khích trẻ thể hiện ý kiện hơn thông qua lời nói, viết, âm nhạc, biểu diễn, tranh luận và di chuyển. Các khoá học này thường dành cho trẻ từ 6 tháng và mỗi lớp đều được lên kế hoạch cẩn thân để khuyến khích trẻ khám phá kiến thức

 

Cách tiếp cận đa dạng

Điều bố mẹ cần phải nhớ ở đây là, không có một phương pháp nào là tốt nhất để dạy trẻ biết đọc. Đọc là một quá trình phát triển cần có thời gian và cách tiếp cận đa dạng sẽ giúp cho trẻ dần phát triển hơn. Mỗi trẻ đều có cách học khác nhau, nên hãy kết hợp các chiến lược giảng dạy khác nhau và xem phương pháp nào phù hợp với con. Hãy quan sát xem phương pháp và những thứ thu hút sự chú ý của con. Nếu bố mẹ thấy con bị phân tâm hay bế tắc, thì hãy thay đổi phương pháp. Vì sau cùng, bài học tốt nhất là khi trẻ không nhận ra rằng chúng đang học.

scroll top