fbpx

Làm Gì Khi Bạn Không Mua Được Sản Phẩm Hữu Cơ Mong Muốn?

03/12/2021

Trong thời buổi ngày càng có nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm, tiêu dùng hữu cơ là lựa chọn tối ưu nhất cho mỗi người. Thế nhưng, không phải lúc nào loại thực phẩm hữu cơ chúng ta mong muốn cũng có sẵn. Dưới đây là các tips hữu ích để đảm bảo an toàn khi buộc phải tiêu dùng thực phẩm thông thường.

 

1. Chọn xuất xứ an toàn

Bên cạnh sự khác biệt từ khâu chế biến và vận chuyển, mọi sản phẩm nông nghiệp gần như tương đồng nếu chúng được sản xuất trong cùng một khu vực địa lý.

Theo Consumers Report, bạn nên tìm mua các loại thực phẩm phi-hữu cơ (non-organic) dưới đây với xuất xứ tương ứng, để phòng tránh các rủi ro phát sinh từ nuôi trồng kém an toàn:

 

Loại thực phẩm Xuất xứ
Cá tra Mexico
Trái bơ Chile, Mexico, hoặcr Peru
Trái blueberry Uruguay
Rau súp lơ Hoa Kỳ
Rau cải Canada, Mexico, hoặc Hoa Kỳ
Trái dưa vàng Honduras hoặc Mexico,  tránh thực phẩm này từ Hoa Kỳ
Rau cần tây Mexico
Rau ngò Hoa Kỳ
Trái cà tím  Honduras
Củ hành xanh Mexico
Trái xoài Mexico
Nấm Canada
Hành Peru hoặc Hoa Kỳ
Trái đu đủ Belize, Brazil, Guatemala, Jamaica, Mexico, hoặc Hoa Kỳ
Trái thơm (dứa) Costa Rica, Ecuador, Mexico, hoặc Hoa Kỳ
Trái mận Hoa Kỳ
Rau xà lách Mexico
Bắp ngọt Mexico hoặc Hoa Kỳ
Trái dưa hấu Guatemala
Guatemala, tránh thực phẩm này từ Hoa Kỳ

 

2. Tránh thực phẩm nguy cơ cao

Cả khi bạn không còn lựa chọn nào ngoài việc phải dùng thực phẩm thông thường, chuyên gia khuyên rằng bạn cần tránh các thực phẩm thuộc nhóm có nguy cơ cao bởi quá trình sản xuất các thực phẩm này có xu hướng lạm dụng chất hóa học nhân tạo (thuốc trừ sâu và phân bón hóa học).

Danh sách các thực phẩm nguy cơ cao tham khảo từ Environmental Working Group (Dirty Zone 2015 – Shopper’s Guide to Pesticides in Produce) bao gồm: táo, cần tây, cà chua bi, dưa chuột, nho, mật hoa, đào, khoai tây, đậu Hà Lan, rau bina, dâu tây, ớt chuông ngọt, ớt cay và cải xoăn và rau xanh.

Bên cạnh danh sách vừa rồi, Consumer Reports còn ghi nhận một số thực phẩm nguy cơ cao như: đào, quýt, mận (từ Chi-lê, không phải từ Hoa Kỳ), táo (từ Hoa Kỳ, không phải từ New Zealand), ớt xanh, ớt chuông, ớt và khoai tây ngọt.

 

4. Rửa kỹ thực phẩm

Các nhà nghiên cứu tại Consumer Reports ghi nhận việc rửa sạch thực phẩm giúp loại bỏ hiệu quả thuốc trừ sâu tồn đọng trên bề mặt thực phẩm. Bạn nên rửa thực phẩm dưới vòi nước đang chảy khoảng 30 giây liên tục và nếu được nên dùng thêm bàn chải bổ trợ. Kể cả thực phẩm cần lột bỏ vỏ trước khi tiêu dùng cũng cần được rửa sạch dưới nước để tránh chất hóa học bám trên bề mặt vô tình tiếp xúc với phần bên trong thực phẩm khi lột bỏ vỏ.

Bạn cũng có vệ sinh thực phẩm hiệu quả hơn bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh tự chế biến. Tham khảo thêm cách làm loại dùng dịch này tại các trang tin uy tín về sức khỏe/đời sống nhé!

 

5. Tự trồng, tại sao không?

Nếu bạn có thời gian, tự trồng một vườn rau quả hữu cơ cho chính mình không phải là lựa chọn tồi. Hoạt động này vừa là một thú vui có ích, vừa giúp bạn tiết kiệm hiệu quả cân nhắc giá thành thực phẩm hữu cơ hiện nay không hề rẻ.

 

Tham khảo:

scroll top