fbpx

Học cách chăm sóc bản thân khi thiên thần nhỏ chào đời

25/03/2019

Như bao người lần đầu làm mẹ, tìm thời gian cho bản thân khi thiên thần mới chào đời không phải là chuyện dễ dàng. Khi bé vừa chào đời là kèm theo danh sách trách nhiệm mới, cộng thêm vào chuỗi việc làm hằng ngày, thì mẹ có thể sẽ khá bận rộn đấy.

Những ngày đầu làm mẹ sẽ là một trận chiến không hồi kết của những lời thất hứa – “Hôm nay mình sẽ dậy sớm hơn một tí để đi bộ”…”Hôm nay mình sẽ tranh thủ nghỉ trưa lúc con ngủ”… “Hôm nay mình sẽ tranh thủ đi nghỉ và đọc sách trong lúc con ngủ”. Đó là thực tế xảy ra mà bạn khó tránh khỏi được, nhưng như vậy có đồng nghĩa với việc mẹ có thể xem nhẹ việc chăm sóc bản thân ?

Chăm con suốt sáng thâu đêm sẽ khiến mẹ cảm thấy gần gũi hơn với con, nhưng cũng có thể đảo lộn cuộc sống của mẹ chỉ trong thời gian ngắn. Nếu bố mẹ không cẩn thận thì việc chăm con ngày đêm, cũng như cố gắng để “làm được hết” sẽ gây tổn hại và ảnh hưởng nặng nề lên sức khoẻ của bản thân. Dành thời gian cho bản thân cũng quan trọng không kém việc chăm con, và quan trọng hơn hẳn việc phải dọn nhà sạch bong sáng bóng để đón khách khứa tới thăm. Vì bất kì một người mẹ nào cũng đều xứng đáng có được khoảng thời gian cho chính mình

Cho dù là lần đầu làm mẹ hay đã có vài đứa trẻ thì việc dành thời gian cho bản thân trong những tháng đầu tiên của bé rất là quan trọng. Thời gian này được gọi là “thời kỳ hậu sản”, và thường bắt đầu sau khi sinh nở và thường kết thúc khi cơ thể của mẹ gần như trở lại trạng thái trước khi mang thai

Thời kỳ hậu sản là khi mẹ trải nghiệm nhiều thay đổi về cả cảm xúc lẫn thể chất, đồng thời phải học cách đối phó với hàng tá trách nhiệm và thử thách với đứa trẻ mới chào đời. Nhiều thứ sẽ diễn ra vào cùng một lúc – mẹ không chỉ phải làm quen với cuộc sống mới ở nhà, mà cơ thể lại kiệt sức, làm việc quá sức và nếu như mẹ đang trong thời kì cho con bú, các chất dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ của mẹ đang phải chia đôi ra cho cả bé

Thời kỳ hậu sản là khi giai đoạn mẹ phải coi việc chăm sóc bản thân là ưu tiên hàng đầu chứ không phải đẩy nó xuống cuối danh sách việc-cần-làm

Chăm sóc bản thân bằng việc nghỉ ngơi

Trung bình trẻ sơ sinh sẽ thức dây sau khoảng ba giờ ngủ để ăn, thay tã và cần ôm ấp từ bố mẹ. Việc bé dậy liên tục sẽ khiến cơ thể của mẹ bị kiệt sức và cách tốt nhất để lấy lại sức đó là mẹ cũng tranh thủ đi ngủ khi bé ngủ. Nói luôn dễ hơn làm, chúng tôi biết chứ

Khi không có công thức phép màu nào giúp mẹ ngủ đủ, nhưng có một vài mẹo nhỏ như sau để giúp mẹ đấy:

  • Đặt điện thoại vào chế độ im lặng
  • Để việc giặt giũ sang một bên cho đến khi bạn có đủ năng lượng để làm – hãy để chúng ra khỏi tầm mắt và ra khỏi đầu
  • Đặt trẻ vào cũi hoặc nôi khi mẹ chuẩn bị đi ngủ
  • Phân chia nhiệm vụ ban đêm với ông xã nhà bạn
  • Chờ vài phút để xem bé có tự chìm vào giấc ngủ sâu không
  • Đặt những buổi gặp mặt xã giao sang một bên để nghỉ ngơi khi bạn bè tới nhà, thay vì đóng vai trò chủ nhà
  • Để phòng ngủ mát và tối
  • Tránh kích thích ánh sáng hoặc tiếng ồn vào giờ đi ngủ

Chăm sóc bản thân thông qua dinh dưỡng

Cơ thể của mẹ cần được phục hồi sau thai kỳ và sau sinh, để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khoẻ thì một chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất cần thiết. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng các mẹ cho con bú cần phải chăm sóc đặc biệt hơn những gì hấp thụ vào cơ thể

Nhưng ăn uống tốt cũng cần có kế hoạch, đặc biệt là khi mẹ bị mất thói quen và công việc phải làm hằng ngày đều khác nhau. Mẹ có thể mệt tới mức quên mất đi bữa tối, và trước khi mẹ nhận ra điều đó thì mẹ đã bỏ bữa hoặc uống bù cà phê cùng với những thanh ngũ cốc

Một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ hậu sản nên bao gồm sáu yếu tố sau đây – ngũ cốc, rau củ, trái cây, sữa, đạm và chất béo lành mạnh.

Ngũ cốc – Thực phẩm được làm từ lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch hoặc các loại ngũ cốc khác

Rau củ– Chọn nhiều loại rau củ các nhau, như là xanh đậm, đỏ, và cả rau củ màu cam, rau có chứa tinh bột và cả đậu

Trái cây – Trái cây tốt nhất khi ăn trực tiếp, nhưng bất kì loại trái cây nào, như 100{72bd9f2abfd9a42ad8daa505ad4c134144a2b20626506137b848ab4cf99aee2d} nước ép, đồ hộp,  đông lạnh hay sấy khô đều tốt cho sức khoẻ

Sữa – Sản phẩm sữa ít béo nhưng chứa hàm lượng canxi cao, như là sữa, phô mai và yogurt

Đạm – Chọn nhiều nguồn đạm nạc khác nhau, như thịt heo ít béo, cá, các loại hạt, đậu.

Chất béo lành mạnh – Các loại hạt, bơ từ hạt tự nhiên, cá, bơ và dầu ô liu

Có nhiều mẹ muốn giảm cân nhanh chóng và có thể bị “cám dỗ” bởi chế độ ăn kiêng, nhưng ăn kiêng quá mức có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé. Chế độ ăn uống của mẹ nên là một kế hoạch gồm các bữa ăn cân bằng và uống nhiều chất lỏng. Mẹ có thể ăn thêm những món như xà lách, sinh tố và snacks rau củ, nhưng hãy chắc chắn là mẹ ngồi xuống lúc ăn nhé.

Chăm sóc bản thân thông qua việc tập thể dục

Lợi ích của việc tập thể dục thì quá rõ ràng rồi, đặc biệt là khi chăm sóc trẻ sơ sinh, việc tập luyện sẽ giúp bạn có thêm năng lượng, cải thiện giấc ngủ, tăng cường khả năng miễn dịch và cảm nhận được hóc-môn tích cực để giúp mẹ chiến đấu những căng thẳng hằng ngày. Nhưng mẹ cũng không cần tập tới vài tiếng mỗi ngày đâu, chỉ cần 10 phút tập luyện tích cực cũng giúp tạo ra những kết quả tích cực rồi

Để tập luyện trong lúc chăm trẻ thì mẹ có thể địu bé ra ngoài để đi dạo, chạy bộ cùng với xe đẩy hoặc đăng ký vào bất kỳ lớp thể dục nào mà có thể tham gia cùng bé. Nhưng nếu thích tập luyện môt mình thì có thể thử:

  1. Tranh thủ đi bộ buổi sáng trước khi ông xã nhà bạn đi làm
  2. Đầu tư một vài thiết bị tập luyện tại nhà
  3. Tham gia vào câu lạc bộ thể dục nào có dịch vụ chăm sóc trẻ an toàn và đáng tin cậy
  4. Tập thể dục với đĩa DVD
  5. Tập luyện yoga tại nhà

Chăm sóc bản thân thông qua sức khoẻ tâm lý

Để có thể giữ tính táo trong tình trạng thiếu ngủ, thiếu năng lượng và phải tập trung vào bé nhà bạn đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực – đây không phải là điều có thể diễn ra tự nhiên. Một vài cách để chăm sóc sức khoẻ tâm lý cho mẹ như là:

  1. Tham gia vào câu lạc bộ các bà mẹ để đảm bảo rằng mẹ có thể bầu bạn với những phụ huynh khác
  2. Thỉnh thoảng, mẹ hãy ra ngoài thư giãn một mình, để không bị đè nặng bởi 101 thứ cần làm khi phải ra ngoài với trẻ
  3. Thể hiện cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực
  4. Dành thời gian nghỉ ngơi với bản thân, với ông xã và với bạn bè
  5. Tìm một nơi tĩnh lặng để có thời gian suy ngẫm
  6. Nhắm mắt lại để cho đẩy những suy nghĩ trong ngày ra khỏi đầu
  7. Luyện tập thở chậm và sâu
  8. Hình dung việc chăm sóc bản thân thông qua hình ảnh của cục pin được sạc đầy
  9. Xem một vài bộ phim yêu thích

Không ngừng nỗ lực trong một thời gian dài hậu thai kỳ để có thể phát triển một mối quan hệ lành mạnh và yêu thương với con, và cũng để đảm bảo bạn có đủ sức khoẻ để nuôi dậy con một cách tốt nhất có thể

scroll top