fbpx

20 Cột mốc trong đời để kỉ niệm với bé yêu

30/03/2019

01. Khi bé tự kiểm soát đầu-cổ

Cơ thể của bé trong sáu tuần đầu tiên còn rất yếu ớt, trẻ sơ sinh thường không có đủ lực và khả năng kiểm soát cơ ở cổ để ngẩng đầu lên. Khả năng kiểm soát đầu của trẻ bị hạn chế rất nhiều, nếu có sự hỗ trợ của bố mẹ, bạn sẽ thấy bé đang cố ngẩng đầu lên và nhìn vào mắt bạn đấy

Vài tuần sau đó thì trẻ sẽ có khả năng xoay đầu sang hai bên phản ửng bởi âm thanh phát ra. Vào khoảng từ bốn – năm tháng thì các bé sẽ trở thành bậc thầy về kiểm soát đầu và bố mẹ sẽ phải ăn mừng khi bé đẩy bàn tay đang cố hỗ trợ bé ra đấy

2. Trao cho bố mẹ một nụ cười cố ý

Trẻ đã có thể đã cười khi còn trong bụng mẹ và ngay cả khi chào đời, nhưng những nụ cười này không có ý thức hay biểu hiện phản ứng với bất cứ điều gì. Tương tự như cử động tay và chân của trẻ khi ở trong bụng mẹ đều là do cơ thể mẹ trải qua sự kiểm tra máy móc khiến bé cười trong bụng mẹ chỉ đơn giản là phản xạ

Đến 12 tuần tuổi thì nụ cười của trẻ chính là một hình thức phản ứng. Tin chúng tôi đi, bố mẹ sẽ biết được nụ cười thật sự của trẻ khi nhìn thấy và bố mẹ hẳn sẽ muốn ăn mừng ngay và luôn. Cười chính là một phần lớn trong sự phát triển của trẻ, tìm hiểu thêm tại đây 

 

03. Biết chạm

Sẽ là một ngày đầy hứng thú cho bố mẹ khi trẻ bắt đầu vươn tay để chạm tới những thứ mà bé muốn lấy. Điều đó có nghĩa là đôi mắt của trẻ đang làm việc cùng nhau để cảm nhận chiều sâu, màu sắc biểu hiện trẻ đang phát triển tốt thị giác hai mắt

Đã đến lúc bố mẹ phải để xa tầm tay trẻ những thứ dễ vỡ! Ngay khi trẻ khám phá ra khả năng mới của chúng, thì bố mẹ hãy chờ xem hành động cầm nắm mọi thức của trẻ nha. Bố mẹ nên khuyến khích khả năng này của trẻ bằng cách đặt nhiều vật thú vị trong tầm tay trẻ.

04. Biết lăn

Tập nằm sấp là một trong những điều bạn biết bạn nên thực hiện cho sự phát triển của bé, nhưng ban đầu có thể khó khăn. Một số bé thực sự không phản ứng tốt với việc nằm sấp và sẽ chọn chỉ nằm đó và khóc.

Hãy kiên trì và một ngày nào đó bé sẽ tự đẩy được người lên, nghiêng về một bên và lăn qua. Từ thời điểm đó, mọi thứ thay đổi. Đột nhiên thời gian nằm sấp là niềm vui lớn nhất mà mẹ và bé có thể có với nhau.

Bé nên có bao nhiêu tập nằm sấp? Tìm hiểu ở đây.

05. Chịu được sức nặng cơ thể

Học cách đứng mở ra một thế giới mới cho bé khám phá. Khoảnh khắc đầu tiên chân bé chịu được trọng lượng cơ thể để đứng lên, bạn sẽ thấy sự phấn khích trên cả khuôn mặt bé và bạn. Em bé của bạn có một kỹ năng mới và đang trên đường tự lập!

Bé sẽ có sức mạnh ở chân để chịu được sức nặng cơ thể ở độ ba tháng tuổi, nhưng bạn sẽ nhận thấy đầu gối bé hơi chùng xuống một chút (hơi liễng khiễng giống như tướng đứng của một người say rượu). Chẳng bao lâu sẽ cứng cáp hơn và sau đó bé có thể tự giữ thăng bằng. Và tiếp theo là … đứng!

06. Biết tên mình

Em bé của bạn có thể đã đáp lại giọng nói của bạn và thi thoảng quay về phía bạn khi bạn bước vào phòng, nhưng sẽ có một ngày khi ai đó nói gọi tên của bé và bé sẽ quay lại nhìn, mỉm cười như lời phản hồi.

Bé vẫn nghe thấy bạn và biết những gì đang diễn ra đấy! Gọi tên của bé thường xuyên và ngày này sẽ đến sớm thôi.

07. Bé tự ngồi

Khoảnh khắc bé của bạn tự ngồi trong khoảng 30 giây là một khoảnh khắc lớn. Đến lúc cuối thì bé sẽ lật đổ (rất có thể là do chán), nhưng bé đã tự làm được rồi – bé con của bạn đang ngồi! Cổ cũ nhiệt tình cho bé và bé sẽ muốn thử đi thử lại đấy

Các bé thường học cách ngồi độc lập từ bốn đến bảy tháng tuổi.

08. Nói từ đầu tiên

Còn cột mốc nào lớn hơn đánh đấu từ đầu tiên mà bé nói – đặc biệt nếu từ đó là từ “mama” hay “dada”.

Bạn đã được nghe bé biểu hiện bằng lời “uuu aaaa” trong nhiều tuần, và sau đó là – một từ có nghĩa! Khi bé nói được thì chính là cột mốc để ăn mừng đấy. Dự kiến ​​bố mẹ sẽ nghe từ này khi bé đạt 9 đến 14 tháng.

09. Vận động

Hầu hết các bé học cách bò trong độ tuổi từ bốn đến bảy tháng, mặc dù một số bé thích các phương thức vận động khác như bò trườn qua lại, trượt bằng bụng hoặc lăn. Dù bé của bạn chọn kiểu gì, bé bắt đầu vận động và đó là lúc đáng để ăn mừng!

Miễn là bé sử dụng tay và chân đều nhau ở hai bên cơ thể và học cách phối hợp chúng, bạn không có gì phải lo lắng. Vẫn tính là bé di động, dưới mọi hình thức.

10. Tự đứng thẳng

Sau một thời gian bé đủ sức mạnh chịu được trọng lượng cơ thể, bé của bạn bắt đầu tự vịn vào mọi thứ để cố gắng đứng thẳng hoàn toàn. Một ngày nào đó bé sẽ làm được, và bạn chắc hẳn rất phấn khích đấy!!!

Nhìn thấy bé tự đứng lên lần đầu tiên là tuyệt vời, nhưng coi chừng – một vết sưng nếu ngã đấy. Nhưng đừng lo lắng quá – có rất nhiều va chạm trên đường. Hãy luôn phấn khích và phát triển sự tự tin của bé vì cuối cùng các vết sưng sẽ biến mất thôi.

11. Chỉ vào đồ vật

Bạn đã bao giờ thử chơi game với bé như “Mũi mẹ đâu rồi?” chưa? Nếu chưa, hãy bắt đầu chơi thử với bé đi! Hãy phấn khích và ăn mừng khi bé phát hiện ra vị trí các bộ phận cơ thể

Tiếp tục đặt câu hỏi và một ngày nào đó bé sẽ vươn tay và chạm vào mũi bạn. Bạn cũng có thể làm theo cách ngược lại và chỉ cho con bạn chạm vào mũi của chúng.

12. Tự mình lấy thức ăn

Từ 8 đến 12 tháng tuổi, bạn sẽ thấy bé tiếp cận với thức ăn và ăn thức ăn cầm tay. Các bé thích thử nghiệm và vui chơi với hương vị và kết cấu của đồ ăn. Khi khả năng kìm nắm khoẻ hơn, bạn có thể mong đợi một ngày nào đó bé sẽ chạm cầm được muỗng. Nếu bé mà biết nói chuyện, thiên thần nhỏ bé của bạn sẽ nói với bạn rằng “Con làm được này!”. Ngay cả những đứa trẻ cũng tự hào với bản thân mình, và nhìn thấy khuôn mặt nhỏ bé của bé khi bé cố gắng tự ăn là vô giá.

Tìm hiểu thêm về các mốc phát triển trong năm đầu tiên của con bạn ở đây.

13. Tự cầm ly uống

Dạy con bạn uống từ ly/cốc cần sự kiên nhẫn, nhưng sớm muộn gì trẻ cũng sẽ làm được. Nếu bạn chưa cai sữa mẹ cho bé hoặc bé còn đang bú bình, việc có thể tự cầm cốc của mình sẽ cho con bạn thấy rằng có một cách khác thay thế để giải khát bằng chất lỏng.

Điều này sẽ làm cho việc cai sữa dễ dàng hơn và giúp trẻ mới biết đi làm chủ cơ miệng. Đây có thể không phải là cột mốc lơn, nhưng điều này thật sự quan trọng đấy!

14. Biết đi

Chúng tôi không cần phải nói với bạn rằng những bước đầu tiên là một điều đáng để ăn mừng. Một trong những cột mốc thú vị nhất, bước đầu tiên của bé là một biểu tượng của chương tiếp theo. Nếu bạn cảm thấy giây phú đó sắp đến, hãy cố gắng ghi lại chúng trên video để bạn có thể lặp lại khoảnh khắc này nhiều lần. Điều này cũng sẽ tốt cho việc đánh giá mức độ tự tin của bé. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ đứng vững trên đôi chân của mình và chạy mọi nơi có thể.

15. Biết Nhảy

Điều tiếp theo để ăn mừng là bé của bạn lần đầu nhảy xuống từ một bức tường thấp hoặc một bậc thang. Điều này có nghĩa là các kỹ năng vận động của bé đang phát triển đúng và lúc đó bé sẵng sàng bước vào giai đoạn chập chững biết đi.

Nhảy tạo nhiều niềm vui cho trẻ em và rất quan trọng cho sự cân bằng và lòng tự trọng, vì vậy hãy khuyến khích bé khi bạn có thể.

16. Sắp xếp hình dạng thành công

Đồ chơi sắp xếp hình dạng là những món đồ cổ điển yêu thích của trẻ mới biết đi, với công dụng tốt … chúng là một thử thách thú vị. Bằng cách tìm hiểu và thả từng mảnh vào lỗ thích hợp, bé đang học cách phân loại và đặt tên cho hình dạng. Từ 15 đến 18 tháng tuổi, bé sẽ có kỹ năng phối hợp tay và mắt tốt hơn để định hình thành công trò chơi yêu thích. Không có nhiều dự đoán ngẫu nhiên!

Tìm hiểu thêm về các mốc phát triển cho trẻ mới biết đi từ 12-24 tháng tuổi tại đây.

17. Cuộc trò chuyện đầu tiên

Bé của bạn có thể chưa thể đặt hai từ hoặc một câu với nhau, nhưng nếu bé có thể trò chuyện với bạn, điều đó thật tuyệt! Thể hiện sự quan tâm đến những gì bạn nói là cột mốc để kỷ niệm và khi bé trả lời câu hỏi của bạn hoặc giúp chuyển tiếp một câu chuyện, đó là một ngày kỳ diệu!

18. Cơn thịnh nộ đầu tiên

Có vẻ đây không phải là điều đáng để ăn mừng, còn có thể gây sốc, nhưng cơn giận đầu tiên của bé là dấu hiệu cho thấy con bạn bình thường.

Cơn thịnh nộ của bé xảy ra do không thể thể hiện bản thân và mất kiểm soát cảm xúc đột ngột. Thay vì hoảng loạn, hãy ăn mừng giai đoạn tiếp theo này và bắt đầu nghĩ cách để hạn chế cơn giận dữ (hoặc ít nhất là làm dịu chúng).

19. Ngày đầu tiên chơi cùng bạn

Bé của bạn có thể đã giao tiếp với những đứa trẻ khác từ những ngày đầu tiên, nhưng sẽ có xíu khác biệt về ngày đầu tiên chính thức chơi cùng bạn bè đồng lứa. Không phải chỉ là đi chơi với các con của bạn mẹ trong dịp các mẹ hội họp đâu nhé, một ngày vui chơi là cơ hội để bé đi chơi với bạn thân của chúng. Nếu mọi việc suôn sẻ, các bé có thể làm cả nhà vui lây đấy.

20. Bắt một trái bóng
Khi trẻ mới biết đi, các kỹ năng vận động thô và phối hợp tay mắt phát triển, chúng sẽ bắt đầu hiểu rằng chúng phải phản ứng khi một quả bóng đến gần. Một ngày nào đó con bạn sẽ giơ hai tay lên, tách chúng ra, rồi bắt bóng! Nụ cười lớn của bé khi bắt thành công sẽ nói lên tất cả.

Nhớ ăn mừng cột mốc của riêng bạn

Vài năm đầu tiên chứa đầy những khoảnh khắc lớn, và không chỉ dành cho đứa con bé bỏng của bạn. Mẹ và bố cũng có khoảnh khắc lớn để ăn mừng, vì vậy đừng quên chú ý đến những lúc bạn nên tự thưởng cho mình: buổi đi chơi solo đầu tiên của bạn, lần đầu tiên bạn biết tiếng khóc có nghĩa là gì, giấc ngủ ngon đầu tiên, buổi tối hẹn hò đầu tiên, lần đầu tiên bạn uống cà phê vẫn còn nóng, lần đầu tiên bạn để em bé với một người trông trẻ không phải là thành viên trong gia đình, ngày đầu tiên trở lại với chiếc quần jean bó sát của bạn, lần đầu tiên bạn có cả ngày mà không nói về em bé nhu động ruột, lần đầu bạn bộc phát nói “Mẹ yêu con”.

Đúng, có rất nhiều điều để hạnh phúc. Hãy tận hưởng từng cột mốc nhỏ lớn!

 

scroll top