fbpx

12 CÁCH ĐỂ KHUYẾN KHÍCH TRẺ LỰA CHỌN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

21/02/2019

12 CÁCH ĐỂ KHUYẾN KHÍCH TRẺ LỰA CHỌN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

Từ việc tự phải rót đồ uống cho đến việc tự buộc lại dây giày, dạy trẻ cách tự làm mọi thứ sẽ tạo nền tảng cho việc xây dựng một tương lại khoẻ mạnh, hạnh phúc và tự lập. Bạn phải đối diện với một sự thật rằng – chúng ta không thể ở bên các con suốt đời, vậy nên việc dạy cho các con cách tự chăm sóc bản thân là cực kì quan trọng.

Khi nói đến thức ăn, cách trẻ ăn gì, ăn khi nào và ăn như thế nào sẽ tạo nên thói quen ăn uống suốt đời của trẻ, thói quen ăn uống tốt thì sẽ có lợi vô cùng cho trẻ, nhưng nếu thói quen ăn uống không tốt thì sẽ vô cùng bất lợi. Quan trọng ở đây không phải là dạy cho con cách dùng nĩa, mà là dạy con dùng nĩa ăn gì mới là quan trọng.

Ăn uống lành mạnh rất quan trọng cho sự phát triển khoẻ mạnh của xương, răng, cơ bắp và một trái tim khoẻ mạnh hơn. Nó giúp duy trì trọng lượng cơ thể, tăng cường chức năng cơ thể một cách tối ưu, và giữ cho bộ não luôn minh mẫn và sẵn sàng học những điều mới. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được điều này, cho nên các bậc phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong việc chỉ bảo con

Đối với bậc cha mẹ, việc giúp cho các con nuôi dưỡng một tình yêu với những thực phẩm tốt cho sức khoẻ chính là một thử thách, đặc biệt đối với những gia định mà bố mẹ luôn bận rộn với công việc, thì thường sẽ dễ dàng chấp nhận những đòi hỏi của trẻ hơn là tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Vậy sau đó thì sao, có phải là con trẻ sẽ lặp lại thói quen ăn uống từ bậc cha mẹ – tin rằng chúng sẽ hoàn toàn sống tốt khi chỉ cần ăn gà viên, bánh khoai tây chiên và đậu trong tất cả các bữa ăn. Phải thế không? Hoàn toàn không

Một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm trong số năm nhóm thực phẩm lành mạnh và với hàm lượng được khuyến khích

Năm nhóm thực phẩm chính từ Hướng dẫn của Úc về cách ăn uống lành mạnh, bao gồm:

  • Rau củ và các loại đậu
  • Trái cây
  • Các loại ngũ cốc
  • Thịt nạc và thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt và hạt giống
  • Sữa, yogurt và phô mai

Vậy, làm thể nào để các bé có thể tự chọn được những loại thực phẩm từ trong những nhóm này đây?

  1. Để các con tham gia

Nếu bạn để các con tham gia vào việc lên kế hoạch cho bữa ăn, dẫn trẻ đi mua sắm thực phẩm, trồng trọt một vài cây trồng và tự chuẩn bị thức ăn, thì trẻ sẽ bắt đầu có ý thức hơn khi lựa chọn thực phẩm và có thể giúp bé hứng thú với bữa ăn ngon miệng hơn. Ngay cả trẻ mới tập đi – giai đoạn còn quá bé để có thể lên danh sách đi chợ – thì cũng có thể tham gia bằng cách để bé lựa táo và lê, và đưa ra những công thức đơn giản như sữa chua đông lạnh

  1. Chơi trò chơi với con

Thay vì vứt tạp chí tạp phẩm hằng tuần đi thì bố mẹ hãy giữ lại và cắt chúng ra, cắt hình các loại thức ăn khác nhau và tạo ra trò chơi sử dụng những mảnh ghép đồ ăn. Đưa cho con một tấm bảng được chia làm hai bên – một bên là thực phẩm dùng “Mỗi ngày” và nửa còn lại là “Thỉnh thoảng”. Và đưa thêm cả chai keo (hồ) và khuyến khích con hãy đặt những mảnh ghép đồ ăn vào cả hai bên một cách phù hợp nhất

  1. Hãy làm các món ăn vặt tốt cho sức khoẻ

Nếu như bố mẹ “lấp đầy” gian bếp với những món ăn vặt tốt cho sức khoẻ, thì các bé sẽ không có sự lựa chọn nào khác để ăn khi đói bụng cả. Tập cho trẻ tính tự lập bằng việc đặt những món ăn vặt tốt cho sức khoẻ này ở những vị trí dễ thấy và dễ lấy nhất, và dần dần thì chúng sẽ trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các con thay vì các loại khoai tây chiên hay là kẹo mút. Khi bố mẹ chuẩn bị bữa trưa cho con tới trường, hãy đảm bảo rằng bố mẹ lấp đầy hộp với những sự lựa chọn tốt cho sức khoẻ như là cà rốt que, nho khô, bánh quy nguyên hạt và táo cắt lát nhé.

  1. Cho bé có nhiều sự lựa chọn

Trẻ thường có tính trách nhiệm hơn với những gì chúng ăn vào, và thích được tự do ăn uống những gì chúng thích trong bữa ăn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bố mẹ nên hỏi con muốn ăn gì. Để hạn chế việc phải nấu bốn bữa ăn khác nhau để làm “hài lòng” từng khẩu vị khác nhau trong gia đình, thì bố mẹ có thể tìm ra một công thức với một món ăn chung và bốn món ăn kèm tự chọn. Những bữa ăn như là tacos, salad hay là món bánh mì khai vị tự chế – bruschettas của Ý chính là những sự lựa chọn hoàn hảo khi các thành viên trong gia đình có khẩu vị khác nhau

  1. Tìm về nguồn gốc của thực phẩm

Trẻ em thích thú với việc mọi thứ xuất hiện từ đâu, và bằng việc giúp chúng hiểu được nguồn gốc của thực phẩm sẽ tạo cho trẻ có cảm giác gắn bó hơn. Hãy sắp xếp một chuyến đi thăm vườn và để cho trẻ được trải nghiệm cảm giác uống sữa tươi từ bò. Hay là ghé thăm nông trại dâu và cho trẻ được trải nghiệm hái dâu trực tiếp từ cây. Và ghé mua sắm những cửa hàng của nông dân để nói chuyện trao đổi nhiều hơn.

  1. Hãy trở thành tấm gương tốt

Bạn ăn gì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những gì các bé ăn, vậy nên bố mẹ phải trở thành những tấm gương tốt và đưa ra những lựa chọn ăn uống lành mạnh. Nếu con thấy bạn chọn món burger và khoai tây chiên khi đi ra ngoài ăn trưa, thì các bé cũng sẽ muốn ăn burger, thế nên phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn món xá-lách gà nóng thay vì burger nhé

  1. Tận dụng những ứng dụng trên điện thoại

Có rất nhiều những ứng dụng thú vị được thiết kế để dạy trẻ về dinh dưỡng, bao gồm: Healthy Food Monsters, Healthy Heroes, và Awesome Eats. Tận dụng sức mạnh của công nghệ chính là một phương thức tuyệt vời để dạy cho bé những chủ đề cơ bản như  là dinh dưỡng này

  1. Kiên trì

Có người nói rằng, trẻ em cần tiếp xúc với thức ăn mới rất nhiều lần (khoảng 10 lần) trước khi chúng cân nhắc về việc có nên ăn hay không, nên phụ huynh đừng dễ dàng bỏ cuộc khi bé lắc đầu một hai lần. Phải tiếp tục kiên trì đặt đồ ăn lên dĩa của bé và mỗi lần như thế thì hãy khuyến khích bé ăn thử một miếng nhé

  1. Đọc sách cho trẻ

Trẻ em thường phản ứng tốt hơn với “những thông điệp ẩn” thay vì nghe theo những lời dặn trực tiếp, có vài cuốn sách cổ điển luôn bất hủ với thời gian. Cuốn sách Chú sâu bướm đói bụng giúp phân biệt những loại thực phẩm dễ khiến chúng ta mắc bệnh và những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ chúng ta, Trứng Xanh và Jăm Bông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thử những loại thức ăn mới, và Ăn Đậu Của Bạn cũng là muốn cuốn sách vui nhộn kể về bữa ăn tối đầy hấp dẫn ngay cả đối với những người ăn kiêng

  1. Tạo ra những món ăn thú vị

Hãy sáng tạo ra những thực đơn thú vị và vui nhộn hơn bằng cách biến bữa ăn nhà bạn thành một tác phẩm nghệ thuật. Hãy thử bánh công thức sandwich bọ rùa đáng yêu,  hay công thức Humpty Dumpty thông minh này, hoặc là chế biến những món ăn vặt để ăn dọc đường thêm thú vị cách trang trí thành con bướm

  1. Tốc độ thực hành

Giữa những muỗng ăn, nên tập cho bé cách nhau ra khoảng 30 giây để cơ thể có thêm thời gian để gửi và nhận đầy đủ tín hiệu sau khi đã hấp thụ đủ lượng thức ăn. Hãy nghĩ ra trò chơi nào đó để dạy cho các bé ăn một cách chậm rãi thay vì cố gắng ăn nhanh nhất có thể

  1. Có những bữa ăn cùng nhau

Có những bữa ăn gia đình cùng nhau sẽ thúc đẩy được thói quen ăn uống tích cực hơn và nếu mọi người cùng nhau ăn những thực phẩm lành mạnh, thì các con cũng sẽ muốn làm theo. Đảm bảo bữa ăn được ăn tại bàn và hãy nhớ tắt đi những thứ gây phiền nhiễu tới bữa ăn gia đình như là TV hoặc là thiết bị di động

scroll top