fbpx

Sữa Hữu Cơ Giúp Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào?

27/07/2021

Cùng với độ an toàn cao và giàu dinh dưỡng, giá trị từ sự thân thiện với môi trường trong canh tác còn là điều khiến không ít người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm organic. 

1. Nông nghiệp tạo lượng lớn khí thải

Trong phân tích tác động của con người tới thiên nhiên, không thể không nhắc đến canh tác nông nghiệp như một tác nhân tạo ra 14% trên tổng lượng khí nhà kính (theo International Panel on Climate Change) – góp phần trực tiếp vào quá trình biến đổi khí hậu.

Trong số các tác nhân gây khí nhà kính trong canh tác sản xuất nông nghiệp, có 03 khâu liên quan trực tiếp đến sản xuất sữa là: bảo quản chất thải gia súc (quyết định lượng khí thải methane), quản lý đất trồng thức ăn cho gia súc (quyết định lượng khí thải N2O), quá trình nhai lại và lên men thức ăn của gia súc (quyết định lượng khí thải methane) (nguồn: International Panel on Climate Change)

Từ biểu đồ trên, có thể thấy trong sản xuất sữa, yếu tố xây dựng chuồng trại và quản lý đất nuôi cho bò (quản lý khâu bảo quản chất thải gia súc – quyết định lượng khí methane và đất chăn nuôi – quyết định lượng chất thải và khí N2O chứa trong được thải ra môi trường), cũng như thức ăn của bò (quyết định quá trình nhai lại sinh khí methane), đều góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí nhà kính được tạo ra.

Dịch chuyển từ sản xuất sữa truyền thống sang hữu cơ đóng vai trò then chốt trong việc xử lý và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của các yếu tố nêu trên.

2. Sữa hữu cơ tác động tới khí thải như thế nào? 

2.1. Thả bò tự do – giảm khí thải

Khác với chăn nuôi bò sữa thông thường, sản xuất sữa hữu cơ đòi hỏi các chú bò phải được chăn thả và tự do tìm thức ăn trên các đồng cỏ. Chất thải của bò sẽ được xả trực tiếp xuống phần đồng cỏ và được sử dụng như một chất phân bón tự nhiên, thay cho loại phân bón hóa học nhân tạo trong chăn nuôi bò sữa thông thường.

Phần đất chăn nuôi sử dụng chất thải của bò sữa làm phân bón tự nhiên, trên thực tế, lại có khả năng hấp thụ khí carbon cao hơn, giữ lại trong đất và giảm thiểu các khí methane, N2O thải ra môi trường – tạo nên khí nhà kính.

Bên cạnh đó, ta cần biết rằng trong chăn nuôi bò sữa thông thường, vì bò được chăn nuôi chủ yếu trong chuồng trại nên phần chất thải được xả thẳng vào hồ chứa, chứ không được thẩm thấu vào đất như trong chăn nuôi hữu cơ. 

Lượng khí methane và N2O (tạo thành khí nhà kính khi thải ra môi trường) thải ra từ các hồ chứa chất thải trong chăn nuôi bò sữa thông thường là không hề nhỏ. Một ví dụ tiêu biểu là ⅔ lượng khí nhà kính của bang California (bang sản xuất sữa bò lớn nhất tại Mỹ) bắt nguồn từ các bể chứa chất thải gia súc này (Statista 2018-2020) (link).

2.2 Bò ăn cỏ hữu cơ – giảm năng lượng

Trái với loại cỏ hữu cơ mọc tự nhiên theo thời gian trên các cánh đồng, trong chăn nuôi thông thường bò sữa sử dụng thức ăn chủ yếu từ đậu nành và bắp – vốn là những sản phẩm nông nghiệp tốn kém rất nhiều năng lượng trong sản xuất (phân bón hóa học, chất diệt cỏ/côn trùng, chi phí canh tác và thu hoạch, vận chuyển – thậm chí còn gia tăng thêm khi phải nhập khẩu).

Tiêu dùng sữa hữu cơ là ủng hộ việc bò chỉ ăn cỏ hữu cơ, cho sản phẩm sữa tới tay người tiêu dùng đảm bảo bổ dưỡng mà còn an toàn, tự nhiên. Qua đó, chúng ta còn góp phần giảm thiểu nhu cầu cho chăn nuôi bò sữa thông thường với quy trình gây thất thoát nhiều năng lượng trong các khâu cung ứng, tạo khí thải gây hại thiên nhiên.

Tham khảo: The Benefits of Organic Dairy (June, 2019) – Organic Center (US) (link)

scroll top