fbpx

Gian Lận Hữu Cơ: Cảnh Giác Với Các “Chiêu Trò” Thường Gặp

22/07/2021

Để trục lợi từ phong trào tiêu thụ thực phẩm organic đang phổ biến tại thế giới và Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong sản xuất – phân phối đã không ngại sử dụng nhiều “chiêu trò”, tiếp thị sai sự thật về bản chất hữu cơ của sản phẩm. Cùng Natural Food Group “chỉ mặt, gọi tên” 3 “chiêu trò” phổ biến trong gian lận hữu cơ trên thị trường hiện nay trong bài viết này nhé!

1. “Không độc”, “không chất cấm” 

Dán nhãn “Không độc hại” nằm trong những cách gian lận hữu cơ phổ biến nhất, chỉ cần sản phẩm không chứa vài chất có độc tính cao là nhà sản xuất có thể dán nhãn này để đánh lừa người tiêu dùng “cả tin”.

Thực tế ghi nhận không hề có bất kỳ quy chuẩn hay chứng nhận nào xác thực một sản phẩm chứa thành phần thế nào thì có thể kết luận là không độc hại. Người tiêu dùng được khuyến nghị đọc kỹ các thành phần có trong sản phẩm và phòng tránh tiêu dùng sản phẩm chứa các chất có độc tính cao (paraben, SLS, Fragrance, DEET,…) và lưu ý những hợp chất chống chỉ định cho tình trạng sức khỏe của chính mình.

Dán nhãn “Không chứa chất cấm” (…-free) cũng là một chiêu trò gian lận hữu cơ hết sức tinh vi, người tiêu dùng sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi những thứ “không chứa” mà quên đi những thành phần độc hại khác, “có chứa” trong sản phẩm.

Tương tự, người tiêu dùng được chỉ định đọc và hiểu rõ các thành phần bên trong một sản phẩm hữu cơ trước khi quyết định tiêu dùng.

2. “Hữu cơ” và “tự nhiên” 

Cùng với xu hướng organic phát triển trên khắp thế giới là một bộ phận nhà sản xuất tùy tiện dán nhãn sản phẩm của mình là “hữu cơ” – được chứng nhận bởi những bộ phận kiểm soát chất lượng thiếu uy tín, sẵn sàng vì lợi nhuận mà cung ứng ra thị trường các chứng nhận kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng.

Để định nghĩa thế nào là một sản phẩm organic thực sự và chất lượng, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại bài viết chi tiết của Natural Food Group: Phổ Cập Organic: Sản Phẩm Organic Là Như Thế Nào? (link).

Để ứng phó với chiêu trò này, người tiêu dùng được khuyến nghị chỉ chọn sản phẩm được chứng nhận hữu cơ với tiêu chuẩn uy tín quốc tế (USDA/ACO/NASSA/EU/AsureQuality,…) cùng các tổ chức liên kết.

Một chiêu trò khác dễ dàng đánh lừa người tiêu dùng dán nhãn “Tự nhiên” cho sản phẩm nông nghiệp – mang hàm ý sản phẩm có xuất xứ tự nhiên, thuần khiết và vì thế, an toàn cho sức khỏe.

Trên thực tế, nhà sản xuất thường sẽ thiếu rõ ràng trong khái niệm “Tự nhiên” để qua mặt người tiêu dùng. Theo tiêu chuẩn ISO 16128 (không liên quan tới organic), sản phẩm nông nghiệp chỉ cần có nguyên liệu thô chứa từ 50% nguồn gốc thực vật/động vật thì đã được xem là “tự nhiên”. Như vậy, nhãn “Tự nhiên” không hề có quy chuẩn giám sát việc sử dụng các hợp chất an toàn, phù hợp với sức khỏe người dùng (chưa bàn tới việc xuất xứ nông nghiệp có thật sự là hữu cơ hay không). Ngoài ra, trường hợp “Tự nhiên” thừa nhận còn thừa nhận việc  sử dụng động/thực vật biến đổi gen (GMO) – vốn vi phạm nguyên tắc nền tảng của canh tác hữu cơ.

 

3. “Thân thiện với môi trường” 

Hiểu được thị hiếu ưa chuộng sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường của một phân khúc không nhỏ người tiêu dùng, nhiều nhà sản xuất không ngại dán nhãn “Thân thiện với môi trường” (eco-friendly) và “Tự hủy sinh học” (biodegradable) nhằm làm tăng độ hấp dẫn của sản phẩm.

Người tiêu dùng cần hết sức lưu ý, hiện nay chưa có quy chuẩn quốc tế nào được thống nhất cho hai thuật ngữ trên. Lợi dụng lỗ hổng này, nhiều nhà sản xuất “thoải mái” công nhận và gắn nhãn do mình “tự phong”, khi phần hộp chứa/bao bì sản phẩm có chứa một vài thành phần dễ phân hủy. Ngoài ra, đại học Plymouth (Anh) đã chứng minh túi làm từ nhựa biodegradable (loại nhựa cho phép nhiều nhà sản xuất tự tin gắn nhãn “tự hủy sinh học”) có tốc độ phân hủy chậm chỉ tương đương một chiếc túi nylon truyền thống.

 

scroll top