fbpx

Chứng Nhận Hữu Cơ Đáng Tin Cậy Trên Thị Trường Hiện Nay

31/08/2021

Chứng nhận hữu cơ nằm trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà người tiêu dùng cần quan tâm khi chọn mua sản phẩm organic. Cùng Natural Food Group điểm qua những chứng nhận hữu cơ đáng tin cậy hiện có trên thị trường và những lưu ý liên quan trong khi mua và tiêu dùng sản phẩm organic trong bài viết dưới đây nhé!

 

1. Các chứng nhận hữu cơ đáng tin cậy

1.1. USDA Organic 

  • Quốc gia: Hoa Kỳ
  • Ban hành: 2002
  • Website: https://www.usda.gov/topics/organic

Chương trình Hữu cơ Quốc gia (National Organic Program) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là cơ quan chủ quản của chứng nhận USDA Organic. Chương trình Hữu cơ Quốc gia chịu trách nhiệm ban hành các nguyên tắc và quy định để kiểm soát quá trình sản xuất, xử lý, dán nhãn và thực thi quản lý nói chung của sản phẩm hữu cơ tại Mỹ.

Ngoài sự tham vấn từ các chuyên gia quản lý, National Organic Program luôn chủ động cập nhật thông tin từ thực tế thị trường hữu cơ để đảm bảo quá trình kiểm định được hiệu quả tối đa.

1.2. EU Organic 

  • Quốc gia: khu vực Liên minh châu Âu
  • Ban hành: 2010
  • Website: https://ec.europa.eu/info/food-farming-fisheries/farming/organic-farming/

Chứng nhận có mục đích quản lý các hoạt động liên quan đến nông nghiệp hữu cơ tại các nước thành viên Liên minh châu Âu – khu vực sẽ đạt tỉ lệ 25% diện tích đất nông nghiệp hữu cơ trên toàn bộ đất canh tác trong những năm sắp tới.

Để được mang chứng nhận EU Organic, mọi đối tượng liên quan trong chuỗi cung ứng sản xuất hữu cơ (nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ hay tiếp thị) đều phải trải qua quy trình chứng nhận nghiêm ngặt và sẽ được tái kiểm tra mỗi năm một lần để đảm bảo chất lượng.

 

1.3. NASAA Certified Organic 

  • Quốc gia: Úc
  • Ban hành: 1986
  • Website: https://nasaaorganic.org.au/

Đi vào hoạt động rất sớm từ 1986, NASAA – Hiệp hội Quốc gia về Nông nghiệp bền vững Úc (National Association for Sustainable Agriculture) – tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận lĩnh vực hữu cơ, là đơn vị đầu tiên công bố bộ tiêu chuẩn hữu cơ tại Úc.

NASAA hiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực phẩm organic từ Úc. NASAA Certified Organic – quản lý bởi NASAA, được đánh giá là chứng nhận có độ nhận diện cao nhất cho sản phẩm organic xuất khẩu từ Úc, cho phép người tiêu dùng khắp thế giới yên tâm thưởng thức thực phẩm hữu cơ từ quốc gia này.

1.4. ACO (Úc)

  • Ban hành: từ 1990s
  • Website: https://aco.net.au/

Đa số các sản phẩm hữu cơ tại thị trường Úc hiện nay mang chứng nhận ACO (Australian Certified Organic) – quản lý bởi Australia Organic, tổ chức nông nghiệp hữu cơ hoạt động không vì lợi nhuận với 25 năm kinh nghiệm. Trong xuất khẩu organic, ACO cũng là chứng nhận có độ nhận diện cao trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn hữu cơ của ACO hiện được Bộ Nông nghiệp & Thủy lợi (Department of Agriculture and Water Resources) của chính phủ Úc sử dụng để kiểm định chất lượng thực phẩm organic tại thị trường nội địa Úc.

 

1.5. AsureQuality 

  • Quốc gia: New Zealand

AsureQuality là đơn vị kiểm định chất lượng sản xuất nông nghiệp quản lý bởi chính phủ New Zealand, cung cấp dịch vụ đa ngành nhất đảo quốc kiwi ngoài giám sát hữu cơ.

Thuộc quản lý nhà nước cùng với quy trình kiểm định độc lập và minh bạch, AsureQuality luôn là chứng nhận tin cậy và đáng lựa chọn cho những ai muốn tìm mua thực phẩm organic từ New Zealand.

1.6. JAS 

  • Quốc gia: Nhật Bản

JAS (Japanese Agricultural Standards) là chuẩn hữu cơ quản lý bởi Bộ Nông, Lâm & Ngư nghiệp Nhật Bản (Minister of Agriculture, Forestry and Fisheries). Chứng nhận kiểm định chất lượng của thực phẩm hữu cơ và cả quá trình sản xuất, phân phối, cung ứng.

JAS hiện là một trong số ít các chuẩn hữu cơ danh tiếng từ châu Á được người tiêu dùng toàn cầu yên tâm lựa chọn.

 

1.7. Naturland 

  • Quốc gia: Đức

Ban hành từ 1982, tiêu chuẩn hữu cơ của Naturland hiện được chấp nhận làm chuẩn canh tác cho 100,000 nông dân từ nhiều lĩnh vực tại hơn 60 quốc gia với hơn 400,000 hecta đất canh tác. 

Tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt và minh bạch cùng xuất xứ từ Đức khiến Naturland được tin dùng rộng rãi trong xuất khẩu organic trên thị trường quốc tế.

 

2. Các lưu ý bên ngoài chứng nhận hữu cơ

Lựa chọn sản phẩm với chứng nhận hữu cơ uy tín là điều nhiều người tiêu dùng organic quan tâm đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ nhắm tới sản phẩm organic với chứng nhận uy tín để “chọn mặt gửi vàng” là chưa đủ. 

Natural Food Group mách bạn các tip sau để chú ý kỹ hơn đến thành phần thực chất trong một sản phẩm organic.

Trước khi quan tâm đến chứng nhận, hãy chắc chắn sản phẩm bạn định mua có thành phần hữu cơ đáng kể. Người tiêu dùng được khuyến cáo hướng tới sản phẩm với thành phần hữu cơ 100% thành phần hữu cơ (được dán nhãn “100% organic”), hoặc 95% thành phần hữu cơ (được dán nhãn “Organic”) – thực tế trên thị trường organic hiện nay đa phần các sản phẩm sẽ có 95% thành phần hữu cơ. 

Các sản phẩm có ít nhất 70% và dưới 95% sẽ chỉ được dán nhãn “Made with organic ingredient” (có thành phần hữu cơ). 

Dưới 70% thành phần hữu cơ, sản phẩm mặc nhiên không được xem là organic.

(xem thêm thông tin về chủ đề này trong bài viết: Phổ Cập Organic: Sản Phẩm Organic Là Như Thế Nào?)

 

Ngoài ra, người tiêu dùng còn cần cẩn thận với các chương trình chứng nhận hữu cơ tương đương – với ví dụ tiêu biểu hiện này là chương trình tương đương giữa hai chứng nhận nổi tiếng USDA Organic và Canada Organic. Nhờ vào chương trình này, sản phẩm sản xuất tại Canada theo tiêu chuẩn Canada Organic khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ tự động mang thêm chứng nhận USDA Organic như được sản xuất tại Mỹ đạt chuẩn.

Rủi ro từ chương trình này nằm ở chỗ: sự công nhận bộ tiêu chuẩn hữu cơ của nhau giữa hai chính phủ được tiến hành chủ yếu với mục đích thúc đẩy thương mại. Trên thực tế, hai bộ quy chuẩn hữu cơ không thể “tương đương” hoàn toàn về chất lượng. Người tiêu dùng khi muốn khiếu nại/liên hệ nếu sản phẩm phát sinh vấn đề sẽ gặp sự bất tiện và mất thời gian đáng kể, vì phải liên hệ cơ quan cấp chứng nhận hoặc nhà sản xuất đặt tại nước xuất khẩu.

Sau cùng nhưng không kém quan trọng, cũng như đối với mọi loại thực phẩm khác, người tiêu dùng được khuyến cáo chủ động cân nhắc các thành phần của sản phẩm hữu cơ và chắc chắn cơ thể bạn không dị ứng/mẫn cảm với các thành phần chứa trong.

scroll top