fbpx

Những thực phẩm tốt nhất cho quá trình ăn dặm

18/01/2019

Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng ở trẻ – điều đó có nghĩa là hệ thống tiêu hoá của trẻ đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận thức ăn dạng đặc rắn, cũng đồng nghĩa với việc bé sẽ bắt đầu tò mò và bị thu hút bởi những gì các bậc phụ huynh đút cho bé ăn. Trẻ được khuyến khích bắt đầu ăn thức ăn dạng rắn vào khoảng tầm sáu tháng tuổi, tuy cơ thể bé đã sẵn sàng nhưng quá trình ăn dặm nên được thực hiện từ từ và từng bước một. Đặc biệt phải lựa chọn đúng thực phẩm hợp lý cho bé ăn dặm, vì không phải các thực phẩm dạng rắn nào cũng được khuyến khích cho bé ăn trong giai đoạn này. Hãy đọc tiếp để biết thêm chi tiết về những thực phẩm tốt nhất được khuyên dùng cho quá trình ăn dặm nhé.

Tất tần tật về quá trình ăn dặm

Ăn dặm là quá trình để bé tập làm quen với thức ăn dạng đặc rắn hơn so với sữa mẹ. Mặc dù quá trình này chỉ nên bắt đầu đối với trẻ sau sáu tháng tuổi, nhưng ăn dặm là cả một quá trình và các bậc phụ huynh không nên quá gấp gáp. Điều quan trọng ở đây là phụ huynh phải xác định được khi nào thì bé đã sẵn sàng để bắt đầu quá trình ăn dặm này vì quá trình này diễn ra ở độ tuổi khác nhau ở từng bé

Một điều quan trọng khác cũng cần được lưu ý ở đây là, ăn dặm không đồng nghĩa với việc sữa mẹ hoặc sữa công thức phải được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn dạng rắn. Các bậc phụ huynh cần phải cân bằng tỉ lệ trong quá trình này, vì trẻ vẫn hấp thụ đa số những dưỡng chất cần thiết từ sữa. Khi bước tới giai đoạn sáu tháng tuổi, đây là giai đoạn cha mẹ cần khiến trẻ có hứng thú với thức ăn– nhưng sẽ phải mất một thời gian trước khi các bé có thể thèm ăn thức ăn dạng rắn. Vào khoảng chín tháng tuổi, thì hầu hết các bé sẽ sẵn sàng để hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn dựa vào ăn thức ăn dạng rắn

Những “bí kíp” chung

Sau đây là những điểm chính mà bậc cha mẹ nên lưu tâm khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm:

• Hãy đợi cho đến khi các bé đã sẵn sàng – Như đã đề cập ở đầu mục, quá trình này xảy ra tại thời điểm khác nhau ở từng trẻ. Một số điều mà cha mẹ nên kiểm tra xem qua, đó là các bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm chưa, bao gồm: trẻ tự ngồi thẳng trên ghế cao mà không cần trợ giúp, trẻ có đủ sức chống đỡ ở phần cổ, có khả năng nhai đúng cách (có thể đưa hàm nhai thức ăn qua lại trong miệng) • Hãy sử dụng ghế – Vì bạn cần phải giám sát trẻ trong suốt bữa ăn, vậy nên hãy chắc chắn là bạn đặt con ngồi vào ghế kế bàn ăn của cả gia đình • Không được vội vàng – Điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải nhận biết được dấu hiệu khi các bé cảm thấy no (nếu như thực phẩm vào theo đúng hướng, thì thường là dấu hiệu tốt). Thời gian tối thiểu dự kiến của mỗi bữa ăn dao động từ 10-15 phút

Xay nhuyễn và thực phẩm dạng rắn (Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy)

Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy là một phương pháp ăn dặm cho bé ăn những thực phẩm dạng đặc hoặc rắn mềm để bé tự cầm tay, thay vì bắt đầu bằng thực phẩm nghiền xay nhuyễn và súp, như trong phương pháp ăn dặm truyền thống. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy trở nên phổ biến ở Anh quốc vào khoảng mười năm trước, và từ đó trở về sau, càng ngày càng có nhiều bậc phụ huynh lựa chọn phương pháp này. Một số lợi ích đằng sau phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy chính là, phương pháp này có thể phát triển kỹ năng vận động tinh của bé, giúp hình thành nền tảng sớm cho thói quen ăn uống tốt, bé tự khám phá những hương vị mới, chủ động khi ăn và tự điều chỉnh lượng ăn. Tự điều chỉnh là một trong những lợi ích chính, vì thông thường đối với bột nghiền, các bậc phụ huynh thường có khuynh hướng “đút thêm một muỗng”, và hành động này thường dẫn đến việc cho ăn quá liều lượng  Khi sử dụng phương pháp ăn dặm này, hãy chú ý đến tên của phương pháp này. Cụm “bé tự chỉ huy” mang ý nghĩa là, quá trình này chỉ bắt đầu khi các bé là người chủ động trong tất cả các bước. Hãy chắc chắn rằng các bé đã sẵn sàng thông qua việc bé thể hiện sự hứng thú đối với các thức ăn cầm tay. Việc các bé hứng thú chính là dấu hiệu tốt nhất cho sự quyết định rằng có nên đưa thực phẩm dạng rắn vào trong chế độ ăn của các bé hay không.

Những thực phẩm tốt nhất cho quá trình ăn dặm

Theo nguyên tắc chung cho quá trình ăn dặm, đó là hãy luôn luôn bắt đầu với những loại thực phẩm dễ tiêu hoá và không gây dị ứng. Ngoài ra, thức ăn càng đơn giản thì càng tốt cho trẻ, vì đường ruột của bé còn rất nhỏ và rất dễ dàng có phản ứng lại với những loại thực phẩm lạ. Tương tự như đối với thực phẩm chế biến và thực phẩm tươi: hãy luôn luôn lựa chọn bữa ăn ít qua chế biến nhất, tránh sử dụng nhiều muối, đường và những thực phẩm dễ khiến trẻ mắc nghẹn như các loại hạt, nho khô, kẹo cứng và nho

Trái cây và rau củ

Trái cây thường chín mọng thì sẽ tốt hơn. Không chỉ vì vị sẽ bớt chưa hơn, mà còn dễ dàng hơn cho bé nhai và nuốt

Xoài – Giàu vitamin A, và rất dễ để các bé tự cầm ăn

Chuối – Đây có lẽ là loại trái cây dễ bắt đầu nhất, các phụ huynh hãy đảm bảo là chuối đã được cắt thành những lát dài và mỏng

Bông cải xanh – Rất bổ dưỡng, giàu vitamin C và dễ mua, hấp hoặc luộc trước, đảm bảo rằng độ mềm và ít giòn hơn là khi người chế biến cho người lớn

Cà rốt – Tương tự như bông cải xanh, hãy đảm bảo rằng cà rốt phải được luộc hoặc hấp để có độ mềm. Cà rốt chứa nhiều beta carotene và vitamin A

Sữa

Các sản phẩm sữa có thể khiến cho dạ dày của các bé phản ứng lại, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, vì vậy các bậc phụ huynh phải cực kì chú ý khi bắt đầu sử dụng các thực phẩm làm từ sữa cho các bé. Quan trọng nhất cha mẹ phải theo dõi chặt chẽ khi cho bé ăn thực phẩm làm từ sữa và để ý đến những biểu hiệu dị ứng

Phô mai – Những miếng phô mai mềm, dài có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm. Chỉ cần các cha mẹ chú ý không lựa chọn những phô mai có vị quá mạnh

Thịt và trứng

Thịt gà – Dễ nhai và nuốt hơn rất nhiều so với thịt đỏ, thịt gà là thực phẩm thịt hoàn hảo nhất cho quá trình ăn dặm. Thịt gà cũng không có vị thanh lạt, và rất tuyệt cho bé tập làm quen với thực phẩm có nguồn đạm cao

•  Gà tây – Gà tây cũng là một cách tốt để cho các bé hấp thụ đạm. Thịt gà tây là loại thịt mềm, tuy chỉ có vị hơi mạnh hơn một chút so với thịt gà thông thường, nên các cha mẹ hãy bắt đầu cho các bé ăn gà tây sau khi đã ăn quen với thịt gà thông thường nhé

Trứng – Trứng là nguồn thực phẩm giàu vitamin A và cũng là nguồn đạm tốt cho bé, hãy đảm bảo rằng lòng đỏ đã luộc chín và cắt ra làm bốn phầm. Hoặc các cha mẹ có thể làm món trứng tráng và sau đó cắt thành từng sợi dài cho bé

Ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì – Bánh mì nướng mềm, được cắt nhỏ thành từng miếng dài và mỏng, là loại thực phẩm cầm tay hoàn hảo cho các thiên thần nhỏ nhà bạn vì hương vị hấp dẫn và dễ tiêu hoá

Ngũ cốc chiết xuất từ gạo – Bánh gạo không ướp muối, nui hình sao Bellamy’s Organic, hay là ngũ cốc gạo trộn với một ít sữa rất dễ nhai và là một cách hoàn hảo để cho bé tập quen với thực phẩm dạng rắn trong chế độ ăn của béĂn dặm là một cột mốc quan trọng ở bé, cũng như đối với gia đình. Có thể hơi đáng sợ một tí khi bắt đầu tập cho bé ăn thực phẩm dạng rắn khi mà bé đã quen thuộc với sữa công thức hoặc sữa mẹ trong chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, ăn dặm là một quá trình diễn ra tự nhiên và là dấu hiệu cho sự phát triển khoẻ mạnh ở bé, một trải nghiệm vừa thích thú và thú vị. Chỉ cần các bậc phụ huynh lựa chọn được thực phẩm đúng, hiểu được những chất dinh dưỡng nào là tốt cho các bé và học cách để hiểu được các “tín hiệu” từ bé yêu để có thể biết được khi nào nên dừng hay là các bé yêu muốn ăn thêm “một tí xíu nữa” nhé. Nếu các cha mẹ muốn biết thêm tất tần tật những điều tốt nhất cho trẻ, bao gồm nguồn dinh dưỡng phong phú, thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Tại Bellamy’s Organic, cung cấp cho các bậc phụ huynh những sản phẩm không quá phức tạp mà vừa lạnh mạnh vừa dinh dưỡng chính là sứ mệnh của chúng tôi

 

scroll top