fbpx

Dinh Dưỡng Khi Mang Thai: Khoa học cho chúng ta biết điều gì

17/01/2019

Dinh dưỡng đóng vai trò chính cho sức khoẻ của mẹ trong thai kì và cả sức khoẻ của bé. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở mẹ trong thời kỳ mang thai là tác động bất lợi tới kết quả sinh nở, mặc dù mối liên kết giữa dinh dưỡng của mẹ và kết quả sinh nở rất phức tạp. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm yếu tố sinh học, kinh tế xã hội, yếu tố nhân khẩu và những chỉ số này rất khác nhau ở mỗi cộng đồng

Khi đã nắm bắt được sự liên quan chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng của mẹ và kết quả sinh sản, chúng ta có khả năng can thiệp vào để cải thiện kết quả sinh sản cũng như là chất lượng cuộc sống về lâu về dài. Bằng cách thấu hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học trong thời kỳ mang thai, chúng ta có thể giảm thiểu đi tối đa tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh cũng như chi phí chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.

Hãy nhìn bằng cả trái tim và tâm trí của bạn. Bạn sẽ thấy được rằng có những loại thực phẩm có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Những ảnh hưởng này không chỉ tác động trong giai đoạn sơ sinh, mà cả trong quá trình trưởng thành của trẻ

 

Dinh dưỡng và sự phát triển của não bộ

Cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ trong thai kỳ và cho trẻ nhỏ là điều thiết yếu cho sự phát triển bình thường của não bộ. Giai đoạn mang thai và giai đoạn sơ sinh của bé là những giai đoạn quan trong việc hình thành não bộ, tạo nền móng cho sự phát triển cho khả năng nhận thức, vận động, và khả năng phát triển tình cảm xã hội trong suốt thời thơ ấu cũng như tuổi trưởng thành.

Trong quá trình mang thai, nếu các mẹ không có đủ chất dinh dưỡng thì sẽ có khả năng khiến con mình gặp phải các vấn đề về thần kinh tâm lý, thành tích học tập kém, bỏ học sớm, làm việc có tay nghề thấp và có khả năng chăm sóc con kém. Điều này cũng có thể giải thích cho việc mô hình dinh dưỡng kém thường xuất hiện giữa các thế hệ

Não bộ của bào thai bắt đầu hình thành chỉ sau ba tuần từ khi thu thại và nguồn thực phẩm bạn ăn vào đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ của bào thai. Não bộ của bé thay đổi một cách nhanh chóng, đặc biệt là từ tuần 24 đến tuần 42, và sự phát triển đáng kể diễn ra từ tuần 34. Chế độ ăn uống của mẹ càng đa dạng và lành mạnh trong thời gian này, thì não bộ của bé càng có khả năng phát triển hành vị bình thường.

Mối quan hệ giữa dinh dưỡng trong thời kì mang thai và sự phát triển của não bộ đã được biết đến trước đó, với một số loại thực phẩm nổi bật như những “siêu sao dinh dưỡng”. Những loại thực phẩm này bao gồm:

Cá mòi: Giống như các loại cá dầu khác, cá mòi là một nguồn axit docosahexaenoic (DHA) phong phú và rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh Phụ nữ mang thai được khuyên nên ăn hai khẩu phần cá mỗi tuần và phân nữa khẩu phần phải có cá dầu

Đậu lăng: Sắt rất quan trọng để sản xuất hóa chất não và mi-ê-lin, góp phần tạo thành một phần quan trọng của hệ thống thần kinh. Phụ nữ mang thai cần 14,8mg sắt mỗi ngày và một khẩu phần đậu lăng cung cấp 6,6mg sắt. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy kết hợp sắt với vitamin C, để làm tăng hàm lượng sắt trong cơ thể của bạn

Sữa chua Hy Lạp: Theo WHO, thiếu hàm lượng i-ốt trong quá trình mang thai là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về tâm thần mà bản thân chúng ta có thể phòng ngừa được. Phụ nữ mang thai nên nhắm tới 140mcg i-ốt mỗi ngày, và một khẩu phần sữa chua Hy Lạp cung cấp lên tới 100mcg i-ốt

Rau bina: Axit Folic được sản xuất ra tự nhiên trong rau bina và chúng rất quan trọng cho việc sản xuất ra DNA mới cũng như điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào trong quá trình bảo vệ mô não khỏi bị hư hại. Một khẩu phần 180 gram rau bina nấu chin đóng góp hơn phân nửa vào nhu cầu trong ăn uống hằn ngày của bạn

Trứng: Trứng chứa nhiều protein và sắt, là những chất thiết yếu cho quá trình phát triển của não bộ. Nồng độ colin cao trong trứng đã giúp trứng góp mặt trong danh mục “siêu sao thực phẩm”. Colin là một phần quan trọng để phát triển trí nhớ và nâng cao khả năng học hỏi suốt đời

Các loại quả hạch và hạt: Để thoả mãn cơn đói trong khi mang thai, các loại quả hạch và hạt như hạnh nhân, quả óc chó và hạt bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi

Dinh dưỡng và sự phát triển của tim

Vì sự phát triển của tim thai chủ yếu xảy ra trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, thế nên, điều quan trọng là bạn phải hấp thụ vào nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu (như can-xi và phốt-pho) giúp hỗ trợ cho quá trình hình thành tim của bé. Canxi, đồng, phốt-pho và thiamin là bốn chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của tim thai. Hầu hết phụ nữ mang thai có thể tiêu thụ đủ hàm lượng dưỡng chất tốt cho tìm bằng cách tuân theo chế độ ăn uống cân bằng giàu ngũ cốc, rau xanh và đạm nạc. Những loại thức ăn cung cấp đủ những hàm lượng dưỡng chất đó bao gồm:

Thực phẩm giàu canxi: rau xanh có màu xanh đậm, phô mai, sữa ít béo và sữa chua, cải bẹ trắng, đậu phụ, đậu bắp, bông cải xanh, đậu xanh và hạt hạnh nhân.

Thực phẩm chứa nhiều đồng: thịt cua, cải xoăn thô, nấm, hạt vừng, hạt điều, đậu xanh, trái cây sấy khô (mận khô), bơ, phô mai dê dê và thực phẩm đậu nành lên men.

Thực phẩm giàu phốt pho: hạt bí ngô, phô mai, cá, các loại hạt, thịt lợn, thịt bò, thịt bê, sữa ít béo, đậu phụ, đậu và đậu lăng.

Thực phẩm có hàm lượng thiamine cao: cá hồi, cá ngừ đóng hộp, thịt lợn, hạt hướng dương, hạt macadamia, ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, bí ngô, măng tây nấu chín, edamame và đậu.Nhờ vào khoa học, chúng ta đang ngay một biết rõ thêm về những tác hại đến từ chế độ ăn uống nghèo nàn khi mang thai. Khoa học cũng cho chúng ta biết

Dinh dưỡng có thể hình thành quỹ đạo cho việc tăng cân

Béo phì thường được coi lại một thất bại đáng tiếc của ý chí cũng như khả năng tự kiềm chế của bản thân, tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân của béo phì thực sự phức tạp hơn nhiều. Bộ Gen đóng vai trò rõ ràng trong việc thúc đẩy khuynh hướng tăng cân của một cá nhân, cũng như môi trường và sự tương tác giữa gien và môi trường. Những ảnh hưởng trong giai đoạn đầu của trẻ (như dinh dưỡng trong thai kỳ) được cho là có ảnh hưởng tới việc hình thành quỹ đạo tăng cân cung như mỡ trong cơ thể trong suốt cuộc đời. Cân nặng khi sinh cao thường có liên quan tới bệnh tiểu đường và những bệnh khác khi về già bao gồm bệnh tim, đột quỵ và tăng huyết áp

Dinh dưỡng có thể hình thành quỹ đạo cho chứng năng miễn dịch

Những vi khuẩn đầu tiên xâm chiếm đường ruột sẽ hình thành quỹ đạo cho chức năng miễn dịch trong suốt cuộc đời của các bé. Bằng cách xem xét các mẫu máu chứa cuống rốn và theo dõi chuyển động đầu tiên ở ruột của bé, các nhà nghiên cứu tin rằng bé có biểu hiện mắc phải vi khuẩn đường ruột từ hệ thống tiêu hoá của mẹ trong thai kỳ. Các vi khuẩn được xác định là nguyên nhân ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và lối sống, vậy nên ăn uống lành mạnh và giữ gìn sức khoẻ khi mang thai là bước đầu tiên mà các mẹ có thể giúp cho bé phát triển một hệ thống miễn dịch toàn diện nhất

 

Dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở trẻ

Thuốc trừ sâu và thuốc trừ dịch hại có chứa những hoá chất được dùng để tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh của côn trùng giúp tiêu diệt chúng. Vì hệ thống thần kinh vẫn đang phát triển ở thai nhi, các mẹ sẽ muốn hạn chế việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở bất kì mọi trường hợp. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng thời gian nguy hiểm nhất mà thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới thai nhi nằm trong tuần thứ 3 tới tuần thứ 8 của thai kỳ, khi quá trình phát triển của ống thần kinh đang diễn ra. Chính vì lí do này, cách tốt nhất chính là ăn hữu cơ trong suốt khoảng thời gian này

Đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn

Thực tế chế độ ăn uống của bạn trong quá trình mang thai ảnh hưởng cực kì lớn lên sức khoẻ của trẻ sơ sinh không phải là thông tin mới mẻ gì đối với các bậc cha mẹ, Tuy nhiên, điều bạn có thể không nhận ra chính là sức ảnh hưởng lớn của dinh dưỡng lên sức khoẻ của bé trong tương lai sau này. Những gì bạn ăn vào ở thời điểm hiện tại, đều ảnh hưởng trực tiếp đến tương lại của bé, vì vậy, hãy bắt đầu nhìn nhận để hiểu rõ và hành động chính xác khi lựa chọn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho mẹ và bé một cách đúng đắn nhé

 

scroll top